NHỮNG TIẾNG NÓI XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG MẬU THÂN

Mới đây, trang mạng của đài RFA đăng tải bài viết: “Nhà nước vô lương tri khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân” của Hòa Ái. Nội dung bài viết phỏng vấn một số gương mặt và gửi một thông điệp rằng Nhà nước Việt Nam vô lương tâm khi tổ chức lễ kỉ niệm cấp Quốc gia đối với sự kiện Mậu Thân.

Bài viết đưa ra một nhận định rất chủ quan rằng hầu hết cư dân mạng tại Việt Nam bày tỏ sự phản đối với việc tổ chức lễ kỉ niệm cấp Quốc gia. Đồng thời trích dẫn ý kiến của nhà “dân chủ” Lê Công Định: “Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả. Bởi vì dù cho biện minh dưới bất kỳ góc độ nào, thì lẽ ra họ cũng nên thấy rằng việc tổn thất nhân mạng rất là lớn trong một trận đánh như vậy. Tất nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi về phía mình, nhưng lẽ ra họ cũng nên tổ chức một buổi lễ nào đó, gọi là cầu siêu cho các oan hồn bị chết một cách rất là đau xót trong bối cảnh chiến tranh.”

Thật ra đây là động thái hoàn toàn không bất ngờ của đài RFA vốn là một đài phát thanh của chính phủ Mỹ. Điều này nó cũng nằm trong qui luật cố tình phủ nhận, thay đổi lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Người Mỹ, chính phủ Mỹ vẫn tìm cách xuyên tạc cuộc chiến rằng đó là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn của người Việt, đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược của người Mỹ. Với sự kiện Mậu Thân, họ cũng cố tình xuyên tạc như vậy để phủ định ý nghĩa của sự kiện lịch sử quan trọng này.


Ngay cái cách đặt tít của đài RFA rằng sự kiện Mậu Thân là biến cố cũng đã hoàn toàn mang nghĩa xuyên tạc. Đó không phải là một biến cố mà là một chiến dịch đã được tính toán rất kĩ từ trước của phía Việt Nam, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật quân sự.

Cần khẳng định lại rằng, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, có vai trò quan trọng trong tổng thể cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Cuộc tổng tiến công này đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi.

Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân năm 1968.

Sau một tháng, tướng Oétmolen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố ba điểm: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; Chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai... Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ - chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Mỹ trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Đến tháng 5-1968, Mỹ phải bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu theo khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên.

Bất kỳ cuộc chiến nào, chiến dịch nào mà chẳng phải có tổn thất cả về vật chất lẫn nhân lực. Nhưng đó là những sự hi sinh cho mục đích cao cả của Tổ quốc là giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước. Việc RFA và các nhà “dân chủ” cố tình đánh tráo bản chất của cuộc chiến là một sự xúc phạm đối với dân tộc.

VÕNG LÀNH
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment