ĐINH LA THĂNG: CÔNG - TỘI PHẢI RÕ RÀNG

Vụ án xét xử ông Đinh La Thăng và các bị can khác trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Qua nhiều bài viết, câu chuyện tại các quán vỉa hè của từ người dâ lao động đến các nhà trí thức có học vấn với cặp kính dày cộp trên mặt chúng ta thấy được sự luyến tiếc, tiếc thương cho ông Đinh La Thăng – người đã từng được nhân dân yêu quý vì những việc ông đã làm được cho ngành giao thông nói riêng và cho dân nhân nói chung. Khi ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông biết bao con đường, biết bao cây cầu đã được xây dựng, những dự án đó nếu không có sự quyết liệt của một tư lệnh ngành như ông thì chắc hẳn đến bây giờ nó vẫn còn nằm trên bản vẽ.

Ông Thăng làm được những gì mà người dân mong đợi, ấy thế nhưng công không bù được tội. Những yếu kém, sai phạm trong khoảng thời gian ông Thăng đảm nhiệm chức vụ tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, gây thất thoát nhiều tỷ đồng của ngân sách nhà nước chính là lý do cho hình ảnh một vị tư lệnh ngành phải đứng trước vành móng ngựa, đối diện với công lý. 

Đây là một vụ án đặc biệt, những người tham dự phiên tòa chứng kiến ông Đinh La Thăng và những người khác bước xuống xe đặc chủng của Công an, hai tay bị còng số tám và bị dẫn giải bởi các chiến sĩ cảnh sát; Bước vào tòa, đối diện với công lý với ánh mắt buồn rười rượi bởi ai cũng biết tính chất nghiêm trọng trong hành vi cả mình và có thể dự cảm được sự trừng phạt của pháp luật. Nhìn những hình ảnh đó, nhất là của ông Đinh La Thăng, nhiều người thấy thương xót. Một người đã từng quyết liệt trong việc giải quyết các vấn đề nhức nhối của ngành giao thông. Vậy mà giờ đây khoác lên mình chiếc áo phạm nhân,tay tra vào còng số tám, đối diện với sự nghiêm minh của pháp luật.

Công chẳng bù được tội, pháp luật XHCN rất nghiêm minh, đến “thiên tử phạm pháp còn xử như thứ dân” càng là những người được nhân dân tin tưởng mà phạm pháp lại càng phải xét xử, trừng trị một cách nghiêm minh. Thưởng phạt phân minh, người dân sẽ luôn nhớ về những gì ông đã đóng góp cho xã hội nhưng cũng sẽ dõi theo để biết được rằng pháp luật luôn công bằng và lòng tham thì cũng luôn phải trả giá. Đây sẽ là tấm gương cho những công bộc của dân – người mà được nhân dân tin tưởng thì hay đừng phụ những niềm tin tưởng ấy./.

VÕNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment