Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 12/6 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,96%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, các hành vi chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội… sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Luật An ninh mạng. Theo quy định trong Luật An ninh mạng, có nhiều hành vi bị cấm trên không gian mạng như: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin có nội dung làm nhục, vu khống người khác; thông tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet,…
Cùng với đó, các trường hợp chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi, sẽ đều bị xử lý theo quy định của Luật An ninh mạng. Những hành vi tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;… sẽ bị xử lý nghiêm.
Những nhà dân chủ rởm lên tiếng phản đối luật An ninh mạng |
Không chỉ riêng tại Việt Nam, để đối phó với hoạt động quản lý chặt chẽ của các quốc gia trên thế giới đối với mạng xã hội, dịch vụ công nghệ thời gian gần đây, một số công ty tại Mỹ đã lôi kéo, vận động một số công ty khác như ACCA (công ty đào tạo và cấp chứng chỉ kế toán toàn cầu), AIC (Liên minh Internet châu Á), UPS (công ty chuyển phát nhanh chuyên cung cấp các dịch vụ kho bãi và vận chuyển chuyên nghiệp toàn cầu về hàng hóa, tài chính, thông tin đến hơn 200 quốc gia) tổ chức hội thảo để chia sẻ quan điểm và thảo luận về chiến lược đối phó với các nước ASEAN, trọng tâm là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Ở Đức khi đăng nhập facebook thì ngoài việc đồng ý các điều khoản của Facebook còn phải đồng ý chấp hành Luật về an ninh mạng của Đức chuyên về mạng xã hội, viết tắt là NETzDG, trong đó quy định chế tài các tội danh Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ An ninh quốc gia, Hướng dẫn người khác sử dụng bạo lực đe dọa An ninh quốc gia, Tội giả mạo thông tin gây ảnh hưởng đến an ninh đối ngoại, Hình thành các tổ chức tội phạm, khủng bố ở trong và ngoài nước; sưu tập về các tổ chức này, Tội xúi giục (bạo lực, hận thù), Tội nhục mạ tín ngưỡng, tôn giáo, Phân phối, mua lại và sở hữu nội dung khiêu dâm…cũng đều bị xử lý hết.
Đáng buồn thay khi trong hai ngày qua, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng, trên các trang mạng, diễn đàn xã hội của đội quân dân chủ trong đó có Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp như “có tật giật mình” khi liên tục đăng tải những bài viết phản đối về việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng. Chúng đã rêu rao cho rằng: Luật an ninh mạng để trị dân chứ không phòng giặc; Luật an ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận? ; hay cho rằng Luật an ninh mạng thông qua, sẽ chấm dứt Internet... Thậm chí trên các trang mạng còn lan truyền cho cái gọi là kiến nghị của “7 tổ chức và gần 400 người ký kiến nghị phản đối dự luật an ninh mạng của CSVN”. Theo đó, các tổ chức đứng tên trong kiến nghị vẫn là những cái tên quen thuộc chống phá đất nước lau nay bao gồm: Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Mạng Bauxite Việt Nam, Khối Tự Do Dân Chủ 8406, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, và Trung tâm âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm...
Luật an ninh mạng ra đời ra đời giúp chúng ta có cơ sở luật pháp để bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, bảo vệ dữ liệu người dùng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như tấn công mạng, gián điệp, khủng bố, chống phá nhà nước, trộm cắp, xuyên tạc thông tin, lừa đảo, kích động… Như vậy, bộ luật ra đời sẽ không chỉ giúp đảm bảo được chủ quyền an ninh quốc gia trên internet mà còn làm trong sạch, đem đến sự an toàn thông tin của người dân. Hơn nữa, luật sinh ra để bảo vệ lợi ích của nhân dân trên không gian mạng. Những kẻ kêu gào bộ luật bịp miệng, mất tự do, dân chủ là những kẻ chỉ làm điều sai trái, vi phạm luật pháp Việt Nam nên mới phải sợ đối diện với bộ luật này đến thế. Phải chăng chúng đang “có tật giật mình”?
HỒN QUÊ
0 comments :
Post a Comment