CẦN 1 CƠ CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT THÔNG TIN MẠNG

Kể từ khi tham gia hệ thống Internet vào cuối năm 1997 đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc trong lĩnh vực về thông tin và truyền thông.

Bên cạnh rất nhiều những lợi ích mang lại thì những hành vi lợi dụng Internet để phục vụ cho các hoạt động trái pháp luật của các thế lực thù địch được xem là một trong những vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, xử lý các hành vi sai phạm.

Chính vì lẽ đó mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung lợi dụng Internet như là một phương tiện hữu hiệu nhất cho các hoạt động chống phá của mình. Do tốc độ lan truyền “khủng khiếp” như thế nên đòi hỏi việc kiểm duyệt kỹ lưỡng các website phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ.

Với mong muốn bảo vệ người dùng Internet trước các nguồn thông tin trái chiều, không chính thống, lực lượng chức năng đã, đang và sẽ luôn nỗ lực hết mình đưa ra các giải pháp hạn chế tối đa nhất những ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế, những mặt trái, những hành vi lợi dụng Internet để thực hiện các hành vi trái phép. 

Theo sát các sự kiện chính trị lớn từ trước đến nay, có thể tựu chung lại một điều là các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn lợi dụng triệt để các tính năng, tiện ích mang lại từ internet. Chính điều đó mà các âm mưu, thủ đoạn hoạt động của chúng luôn được tiến hành tương đối đa dạng, dưới nhiều hình thức, rộng khắp trên nhiều các mảng, các lĩnh vực khác nhau. 

Chúng đã lập nên hàng trăm website, blog cá nhân để làm công cụ phục vụ cho việc thực hiện các ý đồ đen tối của mình, tấn công vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Và đã có không ít thông tin được đưa lên mạng gây ra tình trạng hoang mang trong quần chúng nhân dân. 

Nếu theo dõi các website phục vụ cho hoạt động của các thế lực thù địch, phản động thì có thể thấy các website đó được trình bày, thiết kế có những đổi mới, đa dạng để thu hút sự theo dõi từ độc giả. Tuy nhiên về ngôn từ sử dụng, các hình ảnh, video cũng như nội dung các thông tin đăng tải thì hoàn toàn không thể chấp nhận được, đến nỗi nhiều độc giả còn phải thốt lên rằng chẳng khác gì “một cái chợ”, “một mớ hỗn độn”, “đầy rác rưởi”…. Hiện nay thì cũng có nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã công khai vạch mặt các trang mạng có nội dung thông không chính thống, xuyên tạc, bịa đặt.

Rõ ràng, Internet ra đời đã góp phần rất tích cực vào sự phát triển của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Vì vậy, rất cần những giải pháp và hành lang pháp lý hữu hiệu để đấu tranh với những mặt tiêu cực. Bộ Thông tin – Truyền thông cũng đã ban hành Chỉ thị số 82 về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn là chưa đủ. Đối với những thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc cần được kiểm soát chặt chẽ và có chế tài cụ thể bằng pháp luật vì nó vi phạm đến nhân phẩm, uy tín cá nhân, quyền công dân của người khác. 

Các cơ quan chức năng cũng cần trang bị cho người dân các kiến thức cần thiết để có thể tự sàng lọc, nắm bắt thông tin đúng, chính thống, chính xác, tin cậy; chú trọng đến công tác đấu tranh phản bác những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc...; tập trung tuyên truyền toàn diện thành tựu, kết quả, tạo đồng thuận xã hội, và cả những mặt khiếm khuyết, khuyết điểm trên tinh thần xây dựng…

Có thể nói, việc ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cần thiết và cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân./

KHÓI LAM CHIỀU
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment