Sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, trên mạng xã hội xuất hiện một sô thông tin có tính chụp mũ cho rằng Google và Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam; người dân Việt Nam sẽ không thể dùng Facebook và Google vì Luật An ninh mạng; Luật An ninh mạng bóp nghẹt quyền tự do thông tin của người dân; cần biểu tình phản đối Luật An ninh mạng…
Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận định đó là luận điệu sai trái mà các phần tử chống phá Nhà nước Việt Nam đang tung lên mạng sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng để nhằm tạo dư luận phản đối luật này cũng như âm mưu tiếp tục kích động người dân đi biểu tình. Để mọi người hiểu rõ hơn về Luật này và tránh chuyện các phần tử xấu kích động, xin đề cập mấy điểm cơ bản.
Thứ nhất, việc ban hành Luật An ninh mạng không chỉ là câu chuyện của Việt Nam và Việt Nam cũng không phải là quốc gia đầu tiên thông qua Luật này. Đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới ban hành Luật An ninh mạng, và Luật của nhiều nước còn có các điều khoản kiểm soát mạng gắt gao hơn Việt Nam rất nhiều. Bởi quốc gia nào cũng biết rằng mạng là con dao hai lưỡi, vừa có nhiều tiện ích, cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Thậm chí không gian mạng còn liên quan đến các lợi ích quốc gia thiết thân cũng như chủ quyền quốc gia. Thế nên việc các quốc gia ban hành Luật An ninh mạng để quản lý tốt mạng là tất yếu. Và đương nhiên không hề có chuyện ban hành Luât An ninh mạng là vi phạm nhân quyền.
Thứ hai, Luật An ninh mạng không khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam cũng như không dẫn tới chuyện người dân không được dùng hai loại hình dịch vụ này. Luật không hề cấm Facebook và Google mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam. Và cũng không phải chỉ Việt Nam đưa ra quy định này. Thống kê cho thấy có đến 18 quốc gia trên thế giới đều có quy định này như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp…
Thực tế cho thấy quy định này không hề gây khó cho Google và facebook. Họ vẫn vui vẻ hợp tác với các chính phủ, vẫn chuyển giao thông tin bình thường.
Mặt khác, bản chất của Facebook và Google là công ty kinh doanh, họ quan tâm đến lợi nhuận. Và với một thị trường rộng lớn, béo bở như Việt Nam họ không dại gì rút đi khi thống kê cho thấy hàng năm người dùng Internet tại Việt Nam đưa lại cho hai nhà cung cấp dịch vụ này một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Và ai cũng biết rằng thời gian qua, trước yêu cầu của Chính phủ Việt nam buộc Google và Facebook phải hợp tác gỡ bõ, ngăn chặn các thông tin xấu, độc gây ảnh hưởng tới lợi ích Việt Nam trên không gian mạng, họ đều vui vẻ hợp tác.
Thế nên cộng đồng mạng không hề phải lo sợ rằng với Luật An ninh mạng, Facebook và Google sẽ rút khỏi Việt Nam, không có đâu.
Thứ ba, không hề có chuyện Luật An ninh mạng yêu cầu người dùng Internet phải cung cấp hoàn toàn thông tin người dùng, dẫn tới mất dân chủ. Hoàn toàn không có.
Luật An ninh mạng quy định rằng “Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”. Có nghĩa là khi cần cung cấp thông tin thì người đó phải là người phạm pháp, và phải có văn bản của Bộ Công an.
Điều này có nghĩa là nếu như anh không làm gì sai trái trên không gian mạng, thì không phải cung cấp thông tin cho ai cả, không ai đánh cắp thông tin của anh cả.
Trao đổi nhanh thế để thấy rằng, chỉ có những kẻ đã và đang lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật thuộc dạng các hành vi bị cấm của Luật thì mới lo sợ và tìm mọi cách xuyên tạc, phản đối. Còn với phần đông cư dân mạng bình thường thì Luật An ninh mạng lại chính là công cụ bảo vệ họ hữu hiệu hơn.
Thế nên không có gì chúng ta phải phản đối hay băn khoăn lo lắng về Luật An ninh mạng cả.
HỒI ỨC
0 comments :
Post a Comment