Sáng nay, ngày 12/6 Quốc hội đã biểu quyết thông Luật An ninh với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng thì sẽ có nhiều hành vi bị cấm trên mạng Internet như: Đăng tải, tán phát thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;… sẽ bị xử lý nghiêm.
Luật An ninh mạng ra đời sẽ là lời cảnh tỉnh cho những kẻ lợi dụng không gian mạng để đăng tải bài viết chống Đảng, chống Nhà nước; kích động, xúi giục biểu tình chống chính quyền,…Luật An ninh mạng ban hành đồng nghĩa với việc cắt “cần câu cơm” của đám rận chủ, bởi những bài viết mà các đối tượng đăng tải lên không gian mạng sẽ được các thế lực bên ngoài trả tiền. Điều này lý giải vì sao trước khi Luật này thông qua, đám rận chủ và các thế lực thù địch ra sức đưa ra các luận điệu với những lý lẽ thiếu căn cứ, chính xác để bác bỏ Luật An ninh mạng.
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật An ninh mạng được ban hành sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có thể chủ động tiến hành có hiệu quả các hoạt động, biện pháp cần thiết để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và loại trừ các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng; các hành vi tấn công vào hạ tầng kỹ thuật mạng máy tính, viễn thông, internet ở Việt Nam; đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế của pháp luật hiện hành, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Chính vì vậy, là công dân Việt Nam thời đại 4.0, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đồng tình ủng hộ với việc ban hành Luật An ninh mạng. Hy vọng, nhờ vào Luật An ninh mạng chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi được tội phạm mạng, ngăn chặn với những hành vi lợi dụng mạng xâm phạm ANQG, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam bắt kịp với sự phát triển trên thế giới.
NGUYỆT CẦM
0 comments :
Post a Comment