XUNG QUANH BỨC THƯ CỦA ÔNG DƯƠNG TRỌNG THÁI VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

Đề nghị tiến hành trưng cầu dân ý Luật an ninh mạng (luật mới được Quốc hội chính thức thông qua bằng hình thức bấm nút) là ý kiến của một số người sau khi đọc bài viết của một người có tên Dương Ngọc Thái với tiêu đề: "DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG CÓ KHẢ NĂNG BIẾN VIỆT NAM THÀNH MỘT BẢN SAO XẤU XÍ CỦA TRUNG QUỐC". Đây cũng là bức thư được ông Thái gửi đến Quốc hội. 

Trong phần đầu bức thư ông này tự giới thiệu là "kỹ sư an ninh mạng đang làm việc ở Mỹ. Tôi năm nay 34 tuổi, bắt đầu học và làm an ninh mạng từ năm 18 tuổi. Năm 20 tuổi tôi đã là trưởng phòng an ninh mạng của một Ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2011, tôi rời Việt Nam sang Silicon Valley làm việc. Tôi là một chuyên gia nghiên cứu về an ninh phần mềm. Các phát hiện của tôi có ảnh hưởng sâu rộng đến sự an toàn của Internet, được trích dẫn trong nhiều bài báo khoa học, được đưa vào giảng dạy ở các đại học danh tiếng và đăng tải trên các tờ báo lớn trên thế giới". Người này cũng giới thiệu mình là là một kỹ sư an ninh mạng có kinh nghiệm thực tế và được thế giới biết đến.


Nền tảng được Kỹ sư này chỉ ra để chứng minh cho ý kiến Quốc hội phải trưng cầu dân lý Luật an ninh mạng là: "Để soạn thảo và thông qua một bộ luật đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn như Luật An Ninh Mạng, Chính phủ và Quốc hội cần phải dựa vào sự tư vấn và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia. Tuy vậy cho đến ngày 31/5/2018, mục “Ý kiến chuyên gia" trên trang Dự Thảo Online của Quốc hội không có ý kiến nào. Cá nhân tôi chỉ biết về dự thảo khi báo chí đưa tin. Với trách nhiệm xã hội của một chuyên gia, tôi viết thư này để chia sẻ với Quốc hội và những ai quan tâm góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về an ninh mạng. Ba vấn đề tôi đặt ra và phân tích với Quốc hội (1) liệu dự thảo có đưa ra được các giải pháp chính sách thực sự để giải quyết vấn đề an ninh mạng? (2) tác động dự thảo đến doanh nghiệp, đến phát triển kinh tế như thế nào; và (3) khuyến nghị của tôi cho luật an ninh mạng và chính sách an ninh mạng Việt Nam". 

Nhân quan điểm của ông Dương Trọng Thái, tôi xin có ý kiến như sau:

1. Có thể một số nội dung được nói đến trong bức thư có những điều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Như cách hiểu về An ninh mạng của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, ủy viên thường trực ủy ban Quốc phòng - An ninh là một ví dụ cho thấy rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu đúng khái niệm, nội hàm của thuật ngữ và cũng là tên của một dự luật này: "An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình". Và rằng, đó mới chỉ là một phần, một nội dung được chuyển tải trong dự luật mới được thông qua hôm 12/6 này! 

Đúng là "chống nói xấu đảng không bảo vệ được an ninh mạng" và "Đảm bảo an ninh mạng không có nghĩa là phải hi sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân". Nhưng xin thưa, đó là những điều được tính toán tương đối kỹ, dày công trong việc biên soạn dự luật này. Chỉ có ai không theo dõi mới không biết được việc này đã được lượng hóa và đưa vào dự luật như thế nào. Tin chắc rằng với sự thẳng thắn của nhiều đại biểu trong quá trình thảo luận dự luật này, nếu không được giải trình kỹ lưỡng thì chắc gì luật này đã được thông qua với tỷ lệ lên đến 86,86% như đã xảy ra. 

2. Điều đáng tiếc hơn trong bức thư này, mặc dù tác giả (kỹ sư Dương Ngọc Thái) chỉ ra cách hiểu không đúng về An ninh mạng (cụ thể là của ông Nguyễn Thanh Hồng). Nhưng, chính ông này lại rơi vào tình trạng hiểu có phần phiến diện, chỉ hiểu được một mặt của vấn đề. Theo đó, trong khái niệm an ninh mạng của ông này đưa ra thì nó nghiêng phần nhiều về cái gọi là "tấn công mạng". 

Từ việc dẫn về những số liệu tấn công mạng đã xảy ra tại VN: "Tháng 5/2016, ngân hàng Tiên Phong Bank bị hacker xâm nhập, đánh cắp 1,1 triệu đôla Mỹ (đại diện Tiên Phong Bank nói rằng họ phát hiện và chặn được tấn công đúng lúc).Tháng 7/2016, mạng máy tính sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài và Vietnam Airlines bị hacker Trung Quốc phá hoại. 

Tháng 5/2017, ngay trong lúc ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sang thăm Mỹ, hệ thống máy chủ email của Bộ Ngoại Giao lại bị hacker “lạ" xâm nhập.

Từ nhiều năm nay, các công ty công nghệ Việt Nam đã nằm trong tầm ngấm của những nhóm hacker “lạ". Tháng 4/2018, kẻ tấn công đã tung lên mạng thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, số điện thoại, email và mật khẩu của gần 75 triệu tài khoản người dùng của VNG, công ty game và Internet lớn nhất Việt Nam". Cho tới nội dung kết luận cho thấy rất rõ điều này: "Bài toán mà Quốc hội cần phải đặt ra cho dự thảo Luật An Ninh Mạng là: làm thế nào để không bị tấn công mạng, nhưng vẫn giữ tốc độ phát triển kinh tế cao, đảm bảo tự do cho người dân, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của Việt Nam trên thế giới? Đặt đúng câu hỏi là đã giải quyết được một nửa vấn đề. Trong phần tiếp theo tôi đề xuất một số ý kiến về chính sách để giải quyết nửa còn lại". 

Vậy thử hỏi, khi đó chế tài nào sẽ điều chỉnh việc lợi dụng không gian mạng để chống lại chế độ, nhà nước; chế tài nào sẽ điều chỉnh việc các đối tượng xấu tấn công mạng đối với một cá nhân cụ thể làm ảnh hưởng quyền lợi của chính họ? Chế tài nào để đảm bảo rằng, hoạt động của những kẻ xấu không gian mạng bị xử lý một cách dứt điểm và có hiệu quả! 

Và từ cách hiểu có phần đơn phương, thiếu toàn diện này cũng đủ hiểu hệ thống bộ giải pháp sau đó thiên nhiều về phòng ngừa, xử lý việc bị tấn công mạng (trên khía cạnh tấn công vào hệ thống nhà nước) mà chưa tính đến quyền lợi của các chủ thể khác như chính đảng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các cá nhân với tư cách là công dân của nhà nước.. 

Nói như thế cũng để thấy có thể bức thư rất đỗi tâm huyết và cần được ghi nhận. Song nó đã cho thấy những yếu tố chưa hợp lý trong đó. Và tin chắc nó sẽ không làm vướng bận được Quốc hội và chuyện trưng cầu dân ý Luật này sẽ không diễn ra vì nó hoàn toàn không có cơ sở.

ĐỒNG XANH
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment