Dạo gần đây, cộng đồng facebook ầm ĩ câu chuyện về “đặc khu”, nhất là khi nhiều trang lá cải, trang tin của bọn vong nô phao tin “cho thuê đất đặc khu 99 năm là bán đất cho Tàu”, nên thiết nghĩ cũng cần phải có một vài lời cho rõ ràng
ĐẶC KHU KINH TẾ LÀ GÌ.
“Đặc khu kinh tế” nói một cách dễ hiều là “khu vực đặc biệt về kinh tế”. Còn trong tiếng Anh, Ănglo - Saxon là “Special Economic Zones”, viết tắt là SEZs.
Đây là một khu vực có giới hạn nhất định về mặt diện tích, thường gắn với điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương nơi thành lập đặc khu. Ở một số quốc gia, đặc khu kinh tế được thành lập ở một số hòn đảo, khu vực ven biển, khu vực biên giới, thậm chí ngay tại thủ đô (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan...).
Mục tiêu hướng đến của hầu hết các quốc gia khi thành lập đặc khu kinh tế chủ yếu là: (1) tăng việc làm, giảm thất nghiệp, (2) thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), (3) gia tăng trao đổi ngoại tệ, (4) hội nhập quốc tế và (5) tiếp thu sáng kiến, kỹ năng và công nghệ [1].
Những đặc khu này thường được tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế, nhất là các quy định “mở” trong một số lĩnh vực về đầu tư, thương mại, dịch vụ, tài chính - ngân hàng, thủ tục hành chính, điều kiện cư trú của lao động tay nghề cao và chuyên gia...
Có thể điểm qua một số nước Châu Á có đặc khu như sau:
1. Campuchia, “em út” trong khu vực Đông Dương, đã thành lập 38 đặc khu kinh tế; chủ trương thành lập đặc khu đã có trong Luật đầu tư năm 2005.
2. Lào, một người anh em khác của khu vực Đông Dương, cũng đã thành lập 10 đặc khu kinh tế. Đáng chú ý, đặc khu đầu tiên của Lào là Savan-Seno được thành lập vào năm 2003.
3. Thái Lan, quốc gia có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam, đã thành lập 10 đặc khu kinh tế tại 10 tỉnh khác nhau, bắt đầu từ năm 2015.
4. Nhật Bản, đối tượng rất nhiều người Việt Nam muốn học hỏi và noi gương, có 03 đặc khu kinh tế tại Ota (Tokyo), Tsukuba và Fukuoka.
5. Hàn Quốc, tại thời điểm năm 2016 có 07 đặc khu kinh tế. Ngoài mô hình đặc khu kinh tế, Hàn Quốc còn thành lập các Khu vực kinh tế tự do (Korean Free Economic Zones - KFEZs)
Như vậy, có thể thấy rằng việc thành lập ra các đặc khu kinh tế là việc làm bình thường của tất cả các quốc gia nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, nếu so sánh với một số quốc gia khác, Việt Nam thực sự đang tụt hậu hàng chục năm trên lĩnh vực thành lập khu vực kinh tế đặc biệt này.
HOÀNG NHÂN
0 comments :
Post a Comment