Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác cán bộ tại cơ quan này còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành.
Không trực tiếp nhắc tới những vụ lùm xùm trong bổ nhiệm nhân sự ngành công thương thời gian gần đây, song chỉ đạo Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2016 của Bộ ngày 12/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác cán bộ tại cơ quan này còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành.
Hiện Bộ Công Thương nắm giữ 30 cục, vụ, chưa kể các viện, hiệp hội, rồi 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty… với bộ máy lên tới hàng vạn người. Nêu tên từng Thứ trưởng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu mỗi vị lãnh đạo của bộ phải cơ cấu ngay bộ phận mình phụ trách.
“Người thì đông, đi vào rồi lại đi ra, làm việc không có hiệu quả thì làm sao phát triển được. Chúng ta cứ nói tái cơ cấu toàn ngành nhưng ngay trong bộ máy của Bộ Công Thương cũng cần tái cơ cấu triệt để, công khai. Người nào việc nấy mới có hiệu quả, xác thực”, Thủ tướng đặt ra yêu cầu với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Ông cũng cho rằng, ngành công thương phải thay đổi cơ bản cách quản lý để xây dựng một nền kinh tế thị trường thực chất, hiệu quả với sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
"Việc nào thị trường làm tốt hơn thì để thị trường tự vận động, Nhà nước chỉ tập trung vào những việc mà thị trường làm không tốt. Tổ chức, quản lý thị trường bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, chống độc quyền", Thủ tướng dứt khoát.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương cần cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh.
|
Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cho rằng phải làm sao để công nghiệp, thương mại trong nước có thể dịch chuyển nhanh, cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu không đổi mới, sáng tạo thì sẽ trở thành nền kinh tế đơn thuần gia công. Ông cũng lưu ý cùng với phát triển kinh tế, phải kiên quyết bảo vệ môi trường, gồm môi trường tự nhiên và xã hội, môi trường cạnh tranh, đặc biệt là môi trường sống của người dân.
“Các tập đoàn đa quốc gia có tầm quan trọng, vai trò thiết kế luật chơi và làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng không thể phát triển với bất cứ giá nào", ông nói thêm.
Từ vụ việc Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường biển... một lần nữa được Thủ tướng nhắc nhở. "Vụ việc để lại cho chúng ta bài học gì trong thu hút đầu tư, tăng trưởng? Đề nghị các bộ, ngành địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, nhân dân nếu để xảy ra thảm hoạ môi trường tiếp theo".
Trước đó, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của ngành công thương trong việc duy trì tăng trưởng tốc độ sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu, đảm bảo cung - cầu hàng hóa trong nước. Ông cho rằng, mặc dù mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay chưa đạt như kỳ vọng, nhưng qua đó đã cho thấy ngành công thương có nỗ lực rất lớn trong bối cảnh giá dầu thô giảm, xuất khẩu toàn cầu gặp khó khăn.
Nhận định Bộ Công Thương là cơ quan nắm giữ nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là điều phối thị trường tiêu dùng trong nước, song người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại như: quản lý thị trường còn bất cập, một số chuỗi doanh nghiệp bán lẻ bị nước ngoài chi phối, tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp diễn. Việc quản lý bán hàng đa cấp chưa chặt chẽ, gây bức xúc trong xã hội…
Cho rằng những vấn đề nêu trên không thể giải quyết ngay trong 6 tháng cuối năm Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phải kế hoạch dài hơi để triển khai, đổi mới. Cán bộ trong ngành phải cùng nhau suy nghĩ, cùng hành động để xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian tới, đặc biệt trong tổ chức thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
“Ngành công thương cùng cả nước thực hiện quyết liệt, tập trung tái cơ cấu, nỗ lực phấn đấu cao nhất, bằng hoặc cao hơn mục tiêu GDP là 6,7%. Xuất khẩu năm nay phải đạt bằng hoặc cao hơn 10% so với 2015”, Thủ tướng quả quyết.
Để đạt được mục tiêu này, ông yêu cầu các cán bộ cần làm việc với tinh thần khởi nghiệp, phục vụ doanh nghiệp, cái gì làm tốt hơn thì nên đề xuất, “Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng phải thay đổi, cần chấm dứt cơ chế xin cho, không bao cấp và hỗ trợ cho sự yếu kém. Nếu cứ làm theo tư duy kế hoạch hoá thì sẽ thất bại”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đúc kết.
Nguồn:http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-tuong-yeu-cau-tai-co-cau-bo-may-cong-kenh-o-bo-cong-thuong-3435311.html
Đến chán với cách làm việc của ông VN mình, chỉ khi có việc gì xấu xa bị vạch trần thì mới chịu cải tổ, đổi mới
ReplyDeleteĐúng vậy, không riêng gì bộ công thương mà tất cả các bộ trong cơ quan hành pháp, lập pháp đều có nhiều dư thừa và cồng kềnh. Thủ tướng làm việc này để thể hiện rõ nỗ lực cải cách nói chung và cải cách hành chính nói riêng của chính phủ Việt Nam.
ReplyDeletenói thật chứ không chỉ có bộ công thường mà nhiều bộ ngành khác bộ máy cũng quá đang là cồng kềnh tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của mà làm việc thì chẳng ra gì, đùn đẩy cho nhau
ReplyDeleteđúng rồi đấy, sợ nhất mấy khoản đùn đẩy cho nhau, chẳng ai nhận trách nhiệm về mình
Deletethủ tướng yêu cầu rồi cũng phải thực hiện nhưng rồi thời gian sẽ là bao lâu cơ chứ, cứ kéo dài ngày ra thì càng làm cho đất nước càng suy yếu mà thôi, cần phải cơ cấu lại không chỉ công thương mà còn nhiều ngành khác nữa
ReplyDeletetôi thấy dạo này cái gì cũng thủ tướng cả, thế ra bộ máy bên dưới yếu kém thế ak, đầu tiên tôi nghĩ cách chức bộ trưởng bộ công thương đi đã, sai thì phải xử lý thằng cầm đầu đi đã, thua trận tướng phải chịu đầu tiên mà
ReplyDeleteđầu tiên tôi nghĩ thủ tướng nên xử lý mấy cái thằng chóp bu đi đã, đừng nói chúng vô tội này nọ, chúng lãnh đạo mà chúng không biết thì càng chứng tỏ chúng lãnh đạo kém, cách chức để làm gương đi
ReplyDeletecái chết ở đây đó chính là cho đầu tư vào thì có phần trăm cho mấy bố đó mới chết chứ, chính vì cái này mới xảy ra chuyện đến khi xảy ra hậu quả thì thằng cha ký đó nó về hưu rồi, khó xử lý, khó khắc phục hậu quả
ReplyDeletethủ tướng yêu cầu, nhưng rồi ai sẽ là người phải nghỉ việc đây, lại thêm một cuộc chạy đua để giữ chỗ nữa, các cơ chế của ta nó phức tạp quá rồi, không rõ ràng không minh bạch khó làm lắm
ReplyDeletetái cơ cấu bộ máy công thương nhưng theo cách nào và làm trong bao lâu và sẽ giải quyết vấn đề ai ở lại ai đi như thế nào. Hi vọng tái cơ cấu ở đây thành công mà còn làm những bộ ban ngành khác
ReplyDeleteđến khi dư luận đã lên tiếng quá lớn rồi thì mới vào giải quyết, hậu quả thì không khắc phục được, đây đang là cách làm của nước ta, quá là dở, làm dân kêu là phải rồi, cách chức thằng bộ trưởng đầu tiên đi đã, không luân chuyển gì cả
ReplyDeletenói như bạn Trung đây thì hẳn là cuộc đời đã như 1 bộ phim với đạo diễn là Mr Trung rồi =))) nói nghe thì dễ thế
Deletetôi nói thật cơ cấu làm gì cho mệt, giờ cứ ra cơ chế, ai sai cắt chức, xử từ thằng cao đến thằng thấp, phân theo mức độ, thử hỏi có thằng nào giám bố láo không, chỉ sợ kỷ luật nhưng là luân chuyển này nọ
ReplyDeletenói đến những chuyện này thì buồn lắm thủ tướng ak, cháu tin thủ tướng của biết thôi cũng có hết sức nhưng cũng chưa thể làm gì được vì lũ quan tham quan ngu chúng càng ngày càng nhiều và chúng càng tinh vi xảo quyệt hơn
ReplyDeleteđừng nên vơ đũa cả năm bạn Lan Hoang ạ. quan cũng có người này người kia thôi chứ đâu phải ai cũng tham nhũng vơ vét
Deletegiờ thử đi ra thực tế là hiểu rõ cả thôi, giờ vào nhà nước người ta dùng từ "chạy" chứ có mấy ai dùng từ "năng lực" đâu, bộ công thương chẳng qua đen nên bị biết thôi, còn nhiều chỗ khác vẫn thực trạng thế này
ReplyDeleterõ ràng là thế, ai cũng biết nhưng khi điều tra này nọ thì không ai vi phạm cả, ai cũng đủ năng lực này nọ cả thế mới chết chứ, chính những con người là công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra mới cần làm sạch sẽ đầu tiên
Deletecái cần nhất bây giờ là thấy được kết quả, chứ từ trước đến giờ tôi thấy mấy vị lãnh đạo vị nào đi đâu cũng phát biểu là thấy buồn, thấy bộ máy đang còn vấn đề này nọ mà chưa thấy giải quyết được cái gì, chuyện xảy ra ở bộ công thương cũng chỉ là xuất phát từ cửa quyền, tham nhũng đấy thôi
ReplyDeletethử hỏi tái cơ cấu chỉ bộ công thương thôi thì có nhỏ bé hay không, trong khi nhiều bộ ngành khác vẫn còn nhiều vấn đề, bộ máy nhà nước đang quá cồng kềnh, sao không làm một cuộc cách mạng về bộ máy luôn đi nhỉ
ReplyDeletechúng ta hãy nhìn con số nợ công của chúng ta mà xem, quá khủng khiếp, 1 đầu người hơn 33 triệu kể cả em bé sơ sinh, chưa kể tiền nợ trong dân nữa, mà bộ máy cứ cồng kềnh cứ tham ô tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả vì lũ quan ngu quá nhiều thế này thì càng làm cho đất nước đi xuống nữa
ReplyDelete"Bộ Công Thương nắm giữ 30 cục, vụ, chưa kể các viện, hiệp hội, rồi 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty… với bộ máy lên tới hàng vạn người". quá cồng kềnh
ReplyDeletecông nhận với tận 30 cục, vụ rồi các trường DDH CĐ như thế kia thì cồng kềnh thật. mà tái cơ cấu xong thì những người bị loại họ sẽ làm gì?
ReplyDeletekhông chỉ bộ công thương có bộ máy cồng kềnh thôi đâu. Hy vọng thủ tướng sẽ làm hết mình cống hiến cho đất nước
ReplyDeletekhông chỉ bộ công thương có bộ máy cồng kềnh thôi đâu. Hy vọng thủ tướng sẽ làm hết mình cống hiến cho đất nước
ReplyDelete