Bắc Kinh có thể rút khỏi UNCLOS để tránh né thực thi phán quyết của Tòa trọng tài về "đường lưỡi bò", nhưng nước này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Tàu Trung Quốc ngăn chặn một tàu của Philippines ở Biển Đông. Ảnh: AP
|
"Phương án Trung Quốc không là thành viên của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc đã được tính đến, tuy nhiên có ba lý do khiến Bắc Kinh không dễ thực hiện", Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, chia sẻ trong Tọa đàm Những khía cạnh pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS) ngày 21/7.
Tiến sĩ Ngân cho hay, lý do thứ nhất, theo Điều 317 của UNCLOS, khi Trung Quốc rút khỏi cơ chế này, cần đến một năm thì tuyên bố mới có hiệu lực, điều đó có nghĩa trong khoảng thời gian đó, Bắc Kinh vẫn phải có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa trọng tài đưa ra hôm 12/7.
Thứ hai, thực tế Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều quy định của UNCLOS để hưởng lợi, chẳng hạn như trước khi có UNCLOS, các quy định của Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chỉ tồn tại dưới dạng tập quán, sau đó Công ước cho phép các quốc gia mở rộng ranh giới thềm lục địa ra ngoài giới hạn 200 hải lý, thậm chí lên đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc đã vận dụng quy định này để mở rộng tối đa vùng biển của mình.
Lý do cuối cùng là Bắc Kinh đang có đại diện nắm giữ vị trí ở một số thiết chế thành lập theo UNCLOS, họ có một thẩm phán của Tòa luật biển, các đại diện tại Ủy ban Đáy đại dương. Do đó nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì nước này phải cân nhắc quyền lợi này. Hơn thế nữa, họ cũng phải tính đến hình ảnh một cường quốc trong quan hệ quốc tế và chịu áp lực từ dư luận trên thế giới.
Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) hôm 12/7 đã ra phán quyết Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông, "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với UNCLOS và không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc. Tòa cũng khẳng định Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough, gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo và các hành động của Trung Quôc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines.
Hồi cuối tháng 6, trong khi dư luận quốc tế "nóng lên" trông đợi phán quyết của Tòa trọng, tờ Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Trung Quốc thông báo với các nhà ngoại giao của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng họ sẽ rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết bất lợi.
Theo Giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Luật Hofstra, Mỹ, khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996, họ đã đồng ý hoàn toàn với việc tuân thủ việc giải quyết tranh chấp theo điều 296, trong đó quy định "Bất cứ quyết định nào do tòa án có thẩm quyền đưa ra đều là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ".
Ông Ku chỉ ra rằng bản chất "ràng buộc" của phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra đã được Trung Quốc nhất trí khi phê chuẩn UNCLOS, và họ không có cớ gì để bác bỏ điều này.
Kể cả khi Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, điều đó cũng không có nghĩa là nước này được "giải thoát" khỏi nghĩa vụ phải tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài vì tuyên bố của Tòa đưa ra trong lúc Bắc Kinh vẫn là thành viên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, nguyên trưởng khoa nghiên cứu, Đại học Luật Hà Nội, phân tích.
Theo bà Thuận, trong khi các nước trên thế giới có quan điểm thống nhất yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp, việc Bắc Kinh bác bỏ và cho hay sẽ không thực hiện có thể xem là động tác "làm mình làm mẩy" lúc này. Về lâu dài Trung Quốc sẽ phải tuân thủ vì đến nay lịch sử cho thấy không có nước nào trên thế giới dám phớt lờ phán quyết của tòa.
"Vấn đề là Bắc Kinh sẽ thực hiện ở mức độ khía cạnh nào và thời điểm nào bởi họ cần cân nhắc áp lực của cộng đồng quốc tế, thái độ giữa các nước lớn với nhau", tiến sĩ Thuận nói.
Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/trung-quoc-kho-rut-khoi-unclos-de-ne-phan-quyet-duong-luoi-bo-3439998.html
Trung QUốc chơi lầy quá. Chơi bài rút khỏi Công ước nữa cơ à
ReplyDeletechưa chắc đâu nhé, thằng Trung Quốc nó khó nói lắm, giờ nó ỷ thế nó là kinh tế sắp thứ 1 thế giới rồi nên không gì nó không thể trên cái quả đất này cả, cũng cần phải cảnh giác với nó
ReplyDeletenếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì có lẽ uy tín của Trung QUốc chẳng còn gì nữa và nữa lúc đó trung quốc càng bị Mỹ lấn tới khi mà EEZ của Trung Quốc không còn được công nhận nữa
ReplyDeleteTrung Quốc giờ phải chấp thuận phán quyết đi thôi, rút cũng chẳng được nữa đâu,càng rút lui càng đẩy trung quốc vào thế khó hơn nữa và lúc đó uy tín của Trung Quốc cũng chả có trên quốc tế nữa
ReplyDeleteTrung Quốc giờ định chơi bài cùn hay sao nhỉ, mà càng chơi Trung Quốc càng thua mà thôi, nếu rồi UNCLOS thì Trung QUốc chẳng ai công nhận cho cái đường EEZ nữa, thế là Mỹ càng có cơ hội nữa
ReplyDeletegiờ đặt giả thiết Trug Quốc tuyên bố rút khỏi UNCLOS thì sao? thứ nhất Trung Quốc cũng chẳng được công nhận vùng EEZ kể cả vùng ven biển của Trung Quốc và các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép
ReplyDeletegiờ Trung Quốc mà rút đi thì thôi rồi, nhục ê chề luôn, một nước được coi là nước lớn của thế giới mà chơi bài quá là cùn luôn, không giám chấp nhận luật pháp quốc tế nữa
ReplyDeletegiờ một nước lớn như Trung Quốc rút khỏi UNCLOS khác gì là Trung Quốc muốn tách mình với thế giới, làm thế thì thử hỏi vị thế của Trung Quốc có giữ nguyên được hay không cơ chứ?
ReplyDeleteTrung Quốc rút thì sẽ thua Mỹ ngay nên tôi tin trung quốc chẳng bao giờ rút đâu còn với cái phán quyết của PCA thì nó sẽ chơi cái trò như không hề biết và vẫn cứ các hoạt động phi pháp của chúng
ReplyDeleteTrung Quốc bây giờ rơi vào cái thế tiến thoái lưỡng nang rồi, giờ khó mà có thể không chấp thuận cái phán quyết PCA lắm, giờ chúng chỉ có cách là dùng dân chúng để chơi lại thế giới thôi
ReplyDeleteTrung Quốc rút ra khỏi UNCLOS thì vùng biển của Trung Quốc còn nhiều vấn đề mà Mỹ sẽ lợi dụng nữa và lúc đó Trung Quốc muốn quay lại UNCLOS thì cũng khó, Trung Quốc chẳng bao giờ làm liều đâu
ReplyDeleteNếu vì sợ gánh trách nhiệm mà rút khỏi UNCLOS chả khác nào Trung Quốc muốn chống lại thế giới này bằng cách trở nên biệt lập với thế giới. Nếu vì ông to, ông mạnh mà ông phớt lờ mọi quy định của quốc tế, vậy đổi lại sẽ là sự cô độc đối với 1 quốc gia lắm tai tiếng như Trung Quốc.
ReplyDeleteTrung Quốc rút lui thì khác gì trung quốc sẽ chấp nhận bị Mỹ chèn ép cư chứ vì chính nhờ tham gia vào UNCLOS thì vùng EEZ của chủ quyền của Trung Quốc mới được đảm bảo cơ chứ
ReplyDeletecái chính ở biển Đông không chỉ có Trung Quốc mà ở đây còn có Mỹ nữa nên Trung Quốc muốn làm những điều phi pháp ở đây cũng không dễ phải bị sự kiểm soát của Mỹ kinh lắm, sai cái Mỹ cho chết liền
ReplyDeleteTrung Quốc giờ rút sẽ rất nhục mà không rút thì cũng nhục, ai bảo cái thói đi ăn cướp của nước khác giờ phải rơi vào tình cảnh như thế này, yên ổn không thích đi thích phá thôi
ReplyDeletehãy nên nhớ gần trung quốc có rất nhiều đồng minh của Mỹ phía biển, như Nhật, Philippin, nếu mà Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì Mỹ sẽ có cơ hội sử dụng đồng minh của mình để lấn luôn vùng EEZ mà hiện giờ trung quốc được chấp thuận
ReplyDeleteRút được thì nói làm gì. TRung Quốc rút ra khỏi Công ước nhưng các nước khác tham gia ký kết không rút thì có nghĩa lý gì đâu.
ReplyDeleteTrung QUốc đang tự đeo tròng vào cổ cho mình đấy. Không ai ép cả. Thích bành trướng à.
ReplyDeleteGạo đã nấu thành cơm rồi. Rút làm sao được
ReplyDeleteRút ra thì khác nào Trung QUốc công khai gây chiến với thế giới nhỉ. Nhưng mà nó ra thật rồi cũng hơi mệt đây.
ReplyDeleteChơi trò trốn á? Bẩn tính quá vậy? Để xem Trung Quốc trốn tránh như thế nào đây
ReplyDeleteĐâu đơn giản thích rút là rút được đâu. Một nước lớn mà không giữ chữ tín, phủ nhận những gì mình đã cam kết thì liệu sau này ai dám hợp tác với Trung Quốc nữa đây
ReplyDeleteTrung Quốc nó mạnh thế muốn nó gặp khó khắn cug k phải dễ, nó còn lại muốn chơi một mình một trò chơi nữa chứ,!!! khó lắm
ReplyDelete