PCA RA PHÁN QUYẾT BÁC BỎ YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LUÕI BÒ” CỦA TRUNG QUỐC

Ngày hôm qua, 12/7/2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan 12/7 đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Có thể nói rằng phiên xét xử vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc thời gian qua nhận được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế và đây cũng được coi là vụ kiện thế kỷ bởi đây là lần đầu tiên một quốc gia có động thái, nỗ lực dùng biện pháp pháp lý để giải quyết những bất đồng ở Biển Đông và các nước đều hy vọng tòa có thể đưa ra lời giải thích về quy chế pháp lý của các cấu trúc trên biển. Theo đó, trong bản phán quyết dài 497 trang những điểm chính được Tòa án Thường trực đưa ra đó là:
- Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông
- "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
- Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc
- Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough
- Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo
- Các hành động của Trung Quôc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines
Hội đồng trọng tài PCA
Hội đồng trọng tài PCA
Đồng thời, theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines.Phán quyết cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Như chúng ta đã được biết, Trung Quốc thời Quốc dân đảng tế từ thập niên 1940 đã vạch ra cái"đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Sau đó đến năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc trình lên Liên hợp quốc "đường lưỡi bò" và đòi các quyền đối với vùng nước trong phạm vi đường này.Các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines khi đó đã bác bỏ yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. 
Trung Quốc sẽ hành động như thế nào sau phát quyết của PCA?
Trung Quốc sẽ hành động như thế nào sau phát quyết của PCA?
Năm 2013, Philippines khởi kiện "đường lưỡi bò", cho rằng nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Philippines khẳng định rằng một số rạn san hô và bãi cát ngầm bị Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Tháng 10/2015, PCA tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện. Trong khi đó, những nhà cầm quyền của Trung Quốc nhiều năm nay giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và kiên quyết thực hiện 3 không: không tham gia vụ kiện, không công nhận vụ kiện và không thực thi phán quyết từ PCA.những hành động ngang ngược với ba không: không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của trọng tài. Và giờ đây khi mà Tòa Trọng tài Thường trực PCA đã ra phán quyết và khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, điều mà Philippin cũng như các nước trên thế giới chờ đợi đó là Trung Quốc sẽ làm gì sau phán quyết này.
Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc
Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc
Bởi lẽ, chúng ta biết rằng dù không có cơ chế ép buộc thực hiện, nhưng mọi phán quyết khi được đưa ra gián tiếp sẽ là thông điệp gửi tới toàn thế giới đâu là đúng đâu là sai. Các quốc gia có thể có cơ hội để chọn lựa quan điểm của mình, các quốc gia tiến bộ trên thế giới chắc chắn sẽ đứng về luật pháp quốc tế, sẽ biết họ có thể đưa ra những lời tuyên bố như thế nào. Những tuyên bố của họ sẽ tạo ra áp lực cho Trung Quốc, có thể về lâu dài Bắc Kinh sẽ thay đổi quan điểm của mình. Thực tế này đã được chứng minh, một số cường quốc ban đầu cũng thách thức phán quyết của tòa trong vụ kiện của các nước nhỏ hơn, không lâu sau đó đã thực hiện. Triển vọng này làm giới quan sát cũng hy vọng sẽ xảy ra ở Biển Đông. Và rõ ràng hiện nay trên thế giới không có "cơ chế cứng" thực hiện phán quyết của tòa án, nhưng sẽ có "cơ chế mềm", đó là là dư luận tiến bộ, là hình ảnh, uy tín của một quốc gia trên thế giới. Và đối với Trung Quốc cũng vậy, với tham vọng trở thành một cường quốc trên thế giới họ nên biết sự cô độc sẽ không giúo ích gì cho họ. Vậy nhưng với bản chất “bành trướng” cũng những gì mà Trung Quốc thể hiện thời gian vừa qua thì chúng ta cũng không thể phủ nhận bất cứ khả năng phức tạp nào như đáp trả lại phán quyết bằng việc trắng trợn tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không hoặc tăng cường các hoạt động cải tạo, xây dựng trái phép ở Biển Đông hay họ sẽ hung hăng hơn ở nhiều vùng biển khác nhau để đánh lạc hướng sự chú ý của châu Á nói riêng và thế giới khỏi vấn đề Biển Đông. 

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam 
Đối với Việt Nam, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết rằng: "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết". Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán về vụ kiện, ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương. Đồng thời, ông Lê Hải Bình cho biết Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.

Trần Tuấn
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment