FORMOSA - SAI ĐÂU XỬ ĐÓ

Sau nhiều thời gian chờ đợi, vào chiều qua 30/6/2016, trong cuộc họp báo của Chính phủ, nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung đã được chính thức công bố. Formosa, thủ phạm gây ra vụ hiện tượng cá chết, đã phải cúi đầu nhận trách nhiệm, xin lỗi Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Formosa cũng cam kết bồi thường 500 triệu USD, khắc phục những hậu quả của vụ việc và không để sự việc tương tự tái diễn trong tương lai. 
Trước sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, các đơn vị ban ngành chức năng, sự phối hợp với các chuyên gia quốc tế,… dưới sự chỉ đạo, theo dõi sát sao của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết gây hoang mang dư luận đã được đưa ra ánh sáng. Formosa đã không thể phủ nhận trách nhiệm trước những bằng chứng khách quan và khoa học. Tuy nhiên, liên quan đến vụ việc, rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này đã được đặt ra, đáng chú ý trong đó là việc có khởi tố hình sự vụ việc hay không?
Toàn cảnh họp báo công bố
Về vấn đề này, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trong cuộc họp báo đã cho biết, ngay sau khi có thông tin sự cố hải sản chết hàng loạt ở miền Trung, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có thái độ rất rõ ràng, quyết liệt trong việc chỉ đạo các cơ quan trong nước và yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài. Trước hết là yêu cầu có các biện pháp khắc phục, ổn định cuộc sống của ngư dân ven biển. Chính phủ cũng thể hiện thái độ cương quyết trong việc tìm ra thủ phạm và khẳng định xử lý nghiêm không loại trừ tổ chức hay cá nhân nào. Tuy nhiên, khi có kết luận về vụ việc được đưa ra, Formosa đã nhận trách nhiệm và xin lỗi Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết bồi thường, hỗ trợ, không tái diễn vi phạm tương tự cho thấy sự hối lỗi của Formosa cũng đã cho thấy thái độ hợp tác của họ trong việc khắc phục hậu quả của vụ việc cá chết. Bởi vậy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ trong việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; nhưng đồng thời, Chính phủ cũng có chính sách khoan hồng, độ lượng. Mặt khác, Việt Nam đang tạo hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng đã nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét. Nếu nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư hoạt động. Formosa đã thể hiện nhận thức, trách nhiệm trước vi phạm nên việc có đưa vụ án ra khởi tố hay không thì Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh, người Việt có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi trước vi phạm đó là việc cân nhắc của Chính phủ, và hy vọng nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, độ lượng với Formosa.
Có thể thấy, quyết định trên của Chính phủ đã xuất phát từ thực tế vụ việc, tình hình cụ thể của đất nước, và phù hợp với cách xử lý của quốc tế về những vụ việc có tính chất tương tự.
Vụ việc đã xảy ra, thủ phạm đã cúi đầu nhận tội. Điều quan trọng bây giờ là cùng nhau khắc phục hậu quả, để xây dựng một tương lai phát triển cho địa phương, đất nước.

LÚA NON


Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

48 comments :

  1. Chuẩn, chúng sai ở đâu thì phải xử ở đó, bức xúc thì ai cũng có, nhưng quan trọng là giải quyết vấn đề bằng cả lý trí của mình làm sao đảm bảo lơi ích của nhân dân và quốc gia dân tộc

    ReplyDelete
  2. Việt Nam có lòng vị tha, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, chỉ lần này thôi FOrmosa nhé, nếu có lần thứ hai thì đừng có trách tại sao người dân Việt Nam lại làm vậy

    ReplyDelete
  3. May mà Chính PHủ đã đưa ra thông tin trong tháng này để thỏa mãn người dân, hung thủ đã được tìm thấy bây giờ cái giá chúng phải trả là như thế nào cho xứng đáng, đương nhiền đền bù rồi quan trọng là phải làm sao để không có hiện tượng đó bao giờ nữa

    ReplyDelete
  4. Mong là công ty Formusa sẽ giải quyết hậu quả thích đáng, ko để xảy ra nữa. Ko vì một cty mà ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Đài Loan và các dn Đài Loan tại VN.

    ReplyDelete
  5. Chừng đó có đủ để xử lý môi trường như ban đầu?? Chưa tính đến những ảnh hưởng lâu dài đến giống nòi

    ReplyDelete
  6. Môi trường sống được bảo vệ tốt thì không gian sinh tồn sẽ ổn định và phát triển. Tác động vào tự nhiên mà không bảo vệ giống như đang đi trên chiếc thuyền bị thủng một lỗ nhỏ nhưng gia cố sai cách và rồi khiến lỗ thủng to dần dẫn tới đắm thuyền.

    ReplyDelete
  7. Chúng nó đã nhận lỗi, chúng ta nên cho chúng cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình bằng những hành động thiết thực hơn

    ReplyDelete
  8. Chúng ta có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lai, chúng ta sẽ cho Formusa cơ hội mong là chúng làm được như đã nói

    ReplyDelete
  9. Phải xử lí đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật. Phải đảm bảo các lợi ích trước mắt và lâu dài, không nên nhìn sự việc một cách phiến diện một chiều

    ReplyDelete
  10. Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ trong việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; nhưng đồng thời, Chính phủ cũng có chính sách khoan hồng, độ lượng.

    ReplyDelete
  11. Bây giờ sờ đâu cũng thấy sai thì biết làm thế nào.

    ReplyDelete
  12. Để mà kể ra lỗi sai của đội này thì kể bao giờ mới hết được đây

    ReplyDelete
  13. Sai đâu xử đó thế này làm sao xử hết tội của bọn Đài Loan này đây nhỉ

    ReplyDelete
  14. đúng là 500 triệu USD so với vấn đề ô nhiễm môi trường thì chẳng là cái gì cả, nhưng dù sao FMS cũng chính thức lên tiếng xin lỗi và cam kết bù đắp, dù sao chúng ta nên nghĩ lâu dài một chút, cùng nỗ lực khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên điều đáng tự hào là chúng ta buộc một công ty lớn như thế này phải nhận tội và bồi thường, điều này kkhoong mấy dễ dàng nếu không có bằng chứng cụ thể.

    ReplyDelete
  15. Sau một thời gian thì cuối cùng nguyên nhân chính thức cũng được đưa ra. Một số đứa thể nào cũng mượn gió bể măng kêu bênh FMS này nọ. Nhưng thử hỏi giữa bão dư luận như thế, nguyên nhân chính thức chưa có, giả sử k phải FMS thì có phải là thành tin đồn, rồi ai dám đầu tư ở Việt Nam nữa

    ReplyDelete
  16. formosa có tội rồi , nhưng VN cũng có điều chưa được. ngay từ đầu, mỗi công trình đều phải trình bày thông số kĩ thuật, lợi ích và thiệt hại về kinh tế của nó.formosa là 1 nhà máy rất lớn, sản lượng sane xuất cũng lớn, việc đo được con số xả thải chất độc như thế nào đều ước tính được. đáng lẽ ra VN chúng ta nên xem xét kĩ, và có những ràng buộc cụ thể hơn về xả thải với họ.

    ReplyDelete
  17. Chỉ mong rằng số tiền ấy sẽ tới tay những người con dân miền Trung nắng gió khổ cực ấy, học sẽ bớt đi được phần nào gánh nặng. Cũng mng rằng cả nước sẽ hướng về miền Trung yêu thương để tiếp tục yê thương khúc ruột Việt Nam ấy

    ReplyDelete
  18. Điều kiện kinh tế đất nước còn kém nên việc thu hút đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Nếu chúng ta không xử dụng lý lẽ để buộc tội nó ngay thì bản thân chúng ta chẳng khác nào đang tự bôi nhọ vào bản giới thiệu của mình với đầu tư nước ngoài cả.

    ReplyDelete
  19. Hãy yêu nước đúng cách, đừng tự biến mình thành tay sai cho kẻ khác và cũng nên yêu nước theo một cách thông thái đừng để kẻ khác xỏ mũi như một công cụ trong tay. Là người dân vn hãy tỉnh táo và sáng suốt. Nhiều kẻ trắng trợn mồm nhanh hơn não. FMS đã bồi thường rồi xin lỗi như vậy mà nó còn sủa hàm hood, xuyên tạc. Bọn này âu biết nghĩ đến lợi ích của đất nước, công ăn việc làm của biết bao người dân phụ thuộc vào FMS.

    ReplyDelete
  20. quản lí của chúng ta còn kém quá, đây là FMS, 1 tập đoàn lớn, vậy thử hỏi còn bao doanh nghiệp nhỏ đang vi phạm? mong chính quyền có những biện pháp quản lí và xử phạt nặng hơn nữa. Đừng vì chút lợi nhuận mà đánh đổi lấy môi trường, thôi thì đánh kẻ chạy đi chứ k ai đánh kẻ chạy lại, 1 lần nữa tái phạm thì đuổi cút FMS ra khỏi VN.

    ReplyDelete
  21. Mặc dù chúng ta đều nhận thức được rằng 500 triệu USD (khoảng 11500 tỷ đồng) không phải là số tiền lớn và cũng không thể bù đắp được những tổn hại về môi trường và tinh thần cho người dân, nhưng cũng nên nhớ rằng nếu đòi hỏi số tiền quá lớn sẽ dẫn đến nhà đầu tư sẽ tìm cách thoái thác, không chịu bồi thường

    ReplyDelete
  22. Vn một quốc gia nhỏ bé nhưng sức sống và kiên cường thì không hề thua một cường quốc nào cả. Nhân dân ta đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền Trung khi xảy ra sự cố cá chết. Nguyên nhân gây ra hiện giờ đã biết nhưng thiệt hại của nó là không hề nhỏ chút nào, hi vọng rằng đồng bào sẽ sớm ổn định và yên bình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. nhưng bọn Việt Tân phản động đâu có chịu để yên như thế chứ, chúng muốn làm tình hình rối ren thêm để thừa nước đục thả câu nữa

      Delete
  23. Nói thẳng ra, số tiền quá ít ỏi so với những gì môi trường đã bị tàn phá. Nhưng thực tế thì với khả năng của mình, đàm phán được như vậy thì lại là lợi hơn. Vì nếu quá, nó phá sản, riết rồi cũng chuồn mất. Nên cái quan trọng là phải dám sát thật chặt mấy công ty nước ngoài vào.

    ReplyDelete
  24. Đã sai là phải xử lí và sai là phải sửa, sai là phải bồi thường. Cứ lẽ phải mà làm thôi.

    ReplyDelete
  25. Đã sai là phải nhận lỗi là phải xin lỗi. Đã gây thiệt hại là phải bồi thường thôi. Đó là điều đương nhiên rồi

    ReplyDelete
    Replies
    1. nhưng tôi nghĩ bọn Fomosa sẽ còn tiếp tục tái diễn, không phải biển thì sẽ là những nơi khác

      Delete
  26. quyết định trên của Chính phủ đã xuất phát từ thực tế vụ việc, tình hình cụ thể của đất nước, và phù hợp với cách xử lý của quốc tế về những vụ việc có tính chất tương tự.

    ReplyDelete
  27. Vụ việc đã xảy ra, thủ phạm đã cúi đầu nhận tội. Điều quan trọng bây giờ là cùng nhau khắc phục hậu quả, để xây dựng một tương lai phát triển cho địa phương, đất nước.

    ReplyDelete
  28. Bà con ở khu vực xung quanh Formosa mỗi người hãy là một chiến sĩ thông tin, giám sát thật chặt việc xả thải của nhà máy, nếu phát hiện sai phạm hay có nghi vấn gì, cần nhanh chóng ghi nhận và báo ngay với nhiều cơ quan chức năng để can thiệp kịp thời.

    ReplyDelete
  29. để thực sự mang lại lợi ích và niềm tin cho nhân dân, chính quyền cũng phải giải quyết tốt thêm mấy việc: Khách quan, công bằng, minh bạch trong sử dụng tiền đền bù hỗ trợ người dân; kiểm tra lại toàn bộ quy trình hoạt động xả thải của Fomosa không để tái diễn tình trạng tương tự; giam sát chặt chẽ Fomosa trong việc khắc phục sự cố môi trường; khẩn trương khôi phục môi trường biển, kéo cá tôm về cho người dân đánh bắt.

    ReplyDelete
  30. sai đâu xử đó , đúng người đúng tội , đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật , qua đây chúng ta cần rút kinh nghiệm và là bài học trong khâu quản lý , giám sát hoạt động các tổ chức.

    ReplyDelete
  31. Việt Nam bắt đc Fomosa cúi đầu nhận tội, hơn nữa còn bắt chúng phải bồi thường 500 triệu USD là quá giỏi rồi

    ReplyDelete
    Replies
    1. 3 tháng mà đã đưa ra được những chứng cứ đầy đủ thuyết phục như vậy, bắt buộc thủ phạm phải cúi đầu nhận lỗi như vậy thì quá là đáng mừng rồi, chứ trách cứ gì nữa.

      Delete
  32. Với số tiền 500 triệu USD ban đầu đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang tích cực thống kê, đánh giá thiệt hại để thực hiện đền bù và hỗ trợ việc làm ổn định cuộc sống cho người dân. Thử hỏi, kẻ vi phạm đã nhận sai, đã chủ động xin bồi thường, chủ động cam kết đền bù thiệt hại và khắc phục hậu quả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng là đám rận tì đủ chiêu trò để chống phá 3 tháng mà đã đưa ra được những chứng cứ đầy đủ thuyết phục như vậy, bắt buộc thủ phạm phải cúi đầu nhận lỗi như vậy thì quá là đáng mừng rồi, chứ trách cứ gì nữa. Đúng là đám rận tì đủ chiêu trò để chống phá

      Delete
  33. Việc Chính phủ trước ngày công bố đã răn đe đám phản động chớ kích động biểu tình, bạo loạn cũng cho thấy họ rất hiểu bản chất của đám "ZÂN" này. Chúng đâu quan tâm gì đến công lý cho ai, việc gì lợi cho dân cho nước, mà chỉ chầu trực cơ hội đòi lật đổ như giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề cần làm trên đất nước này vậy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. điều quan trọng bây giờ là Đảng và nhân dân cùng nhau khắc phục hậu quả cho bà con miền trung và tăng cường công tác quản lý để không bao giờ để xảy ra trường hợp ô nhiễm môi trường như thế này.

      Delete
  34. việc điều tra được tiến hành khách quan, ngoài việc trưng cầu các nhà khoa học ở trong nước xét nghiệm hàm lượng độc tố trong nước biển, thì cũng cần phải có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài, để đảm bảo tính khách quan, công bằng vì vậy nên thời gian diễn ra điều tra mới là 3 tháng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Công bố nguyên nhân là để giải quyết hậu quả. Việc điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi nhà khoa học, đối tượng là dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm là cơ quan điều tra, phối hợp nhà khoa học, phức tạp hơn vì liên quan con người. Với sự cố gắng của chính phủ và nhân dân dân thì nguyên nhân cá chết đã được làm sáng tỏ, điều quan trọng bây giờ là Đảng và nhân dân cùng nhau khắc phục hậu quả

      Delete
  35. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói: "Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường".

    ReplyDelete
  36. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  37. người dân mong muốn nhất hiện giờ là Formosa cải tạo lại, làm sạch môi trường biển để cho người dân có thể tiếp tục cuộc sống mưu sinh của mình bằng cách đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó, chính quyền cần có sự quản lý chặt chẽ hơn, không được để một vụ việc tương tự xảy

    ReplyDelete
  38. Việc công bố hôm nay chứng tỏ Đảng, Nhà nước chủ trương công khai minh bạch. Thủ tướng và các phó Thủ tướng đã tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, đánh giá thiệt hại, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm tổ chức sai phạm dù họ là ai.

    ReplyDelete
  39. tốt nhất nên đuổi tống cổ thằng Fomosa đi, để chúng lại ngày nào là môi trường bị đe dọa ngày đó

    ReplyDelete
  40. Người ta nhận sai là được rồi, còn bồi thường nữa rồi. SAi thì sửa, chứ sai thì triệt luôn người ta thì mình cũng chẳng được cái gì. CHính quyền làm như thế là ổn, là đẹp rồi. Ủng hộ chính quyền

    ReplyDelete
  41. ĐÚng mà, bây giờ cứ sai là đuổi có mà đuổi đến Tết không hết, Cơ chế chúng ta còn kém, năng lực thấp, cho nên một phần lỗi cũng là do chúng ta cơ mà. Mặt khác thì chúng ta cũng cần tạo cơ hội cho người ta sửa sai, tạo uy tín với các nước nữa chứ

    ReplyDelete
  42. Sai thì phải cho người ta cơ hội nữa chứ. Bồi thường, Xử phạt là cái chắc rồi. Nhưng phải làm sao vừa mềm dẻo lại có hiệu quả thế mới là lãnh đạo

    ReplyDelete