ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM VÀ NHỮNG CÁO BUỘC XUYÊN TẠC NHÂN QUYỀN

Ngày 26/10/2017 Đài Á Châu Tự Do đã đưa ra một bản gọi là thông cáo báo chí của Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam trong đó nêu: “Những quyền công dân bị chính quyền Hà Nội tước đoạt đó là quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo-tín ngưỡng và quyền tham gia các sinh hoạt công cộng.” Và “Theo Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, việc kết án Phan Kim Khánh như thế chứng tỏ một điều là chính quyền Hà Nội sợ bị chỉ trích, cảm thấy bị đe dọa khi công dân liên lạc, chia sẽ những quan tâm về tương lai đất nước”. Đây là những cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở, thiếu chính xác và mang tính chất xuyên tạc chính quyền Hà Nội.



Luận điệu xuyên tạc trên đài RFA, ảnh chụp màn hình

Đây không phải là lần đầu, Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam có những nội dung phát ngôn kiểu này. Những năm gần đây, cùng với sự tài trợ của lực lượng bên ngoài đã khiến tôn chỉ, mục đích ban đầu mà Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam đã đề ra đang dần trở nên méo mó. Mặc dù, đang khoác lên mình cái nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi nhân quyền cho công dân, nhưng trên thực tế, Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam không hề bảo vệ các quyền lợi nhân quyền mà chỉ chăm chăm tiếp tay một số phần tử cơ hội chính trị, phản động để hoạt động chống phá chính quyền. Họ không chỉ lên tiếng yêu cầu thả tự do cho đối tượng xâm phạm An ninh quốc gia mà còn thường xuyên lên tiếng xuyên tạc tình hình dân chủ, tôn giáo trên đất nước ta. 

Xã hội càng phát triển thì đương nhiên nhân quyền càng được đề cao. Đó cũng là lí do tại sao dù có không ít hoạt động biến tướng, thậm chí lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Thực tế cho thấy ở Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, quyền dân chủ đó là lẽ đương nhiên, nhưng dù có tự do đến thế nào thì công dân cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, trong đó quan trọng là không được làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều này thì chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở Mỹ, Pháp và các nước tiên tiến khác cũng yêu cầu như vậy. Những trường hợp mà Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam gọi là người có tiếng nói đối lập bị đàn áp như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Hải hay Phan Kim Khánh mới đây… về bản chất chỉ là những người đã vi phạm khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như quy định của pháp luật Việt Nam. Việc những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bị xử lý nghiêm minh, đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Cho dù còn những định kiến, áp đặt sai lệch về tình hình thực tế của Việt Nam, song không ai có thể phủ nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân. Và đã đến lúc các thế lực thù địch nên dừng các hoạt động săm soi, chỉ trích, đưa ra những thông tin sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

BẾP LỬA
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment