Những ngày gần đây dư luận không khỏi bức xúc, xì xào về bài viết của Trương Duy Nhất trên Blog của mình với tiêu đề: “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”". Bài viết thể hiện cái nhìn hoàn toàn méo mó, sặc mùi tiêu cực, phản động.
Trương Duy Nhất, ảnh: internet |
Trương Duy Nhất vốn trước đây từng là một nhà báo, đã có quá trình 8 năm công tác tại báo Công an Quảng Nam (nay là báo Công an thành phố Đà Nẵng); y từng làm đại diện thường trú cho báo Đại Đoàn Kết. Nhưng con đường nghiệp báo chí đã không còn hấp dẫn đối với một cây viết được coi là “có tài” khi năm 2011, Nhất bỏ nghề báo chuyển sang viết Blog để từ tự do thể hiện chính kiến thành tùy tiện thể hiện ý kiến cá nhân của mình, Nhất đã tự đánh mất chính mình. Với bản tính thù vặt cố hữu, Nhất tiếp tục mắc sai lầm, dính vòng lao lý và ngồi tù. Vì những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Trong bài viết “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”” Nhất viết: "Chuyện nghỉ hưu, vô chùa làm người “tử tế” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tưởng đã hề cực đỉnh. Không dè, cái “khát vọng tử tế” ấy đã lây nhiễm sang cả giới trẻ. Hôm qua, nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn chứng kiến cơn lên đồng nhảy múa của (mô Phật!) hơn một vạn đoàn viên thanh niên cả nước. Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”. Cả vị Phó Thủ tướng trẻ Vũ Đức Đam cũng hoà cùng vũ điệu lên đồng… tử tế này".
Việc Thủ tướng vào chùa hay thanh niên nhảy múa chỉ đơn thuần là lựa chọn của mỗi cá nhân, tức quyền con người trong việc bày tỏ chính kiến của mình và nó hoàn toàn không đáng để lôi ra phỉ báng. Chả nhẽ làm người tử tế là không lên chùa, không được nhảy nhót? Thanh niên nhảy múa vì họ thấy vui, thấy xã hội họ đang sống là đẹp đẽ và họ cũng nhảy múa khi mục tiêu hành động của họ làn nhằm hướng tới chân, thiện, mỹ. Đôi khi, màn nhảy múa cũng là để thu hút sự chú ý và lôi kéo người khác vào việc thực hiện những nghĩa vụ chung của cộng đồng. Ban đầu người đọc nghĩ Nhất thể hiện cái nhìn khác người, cái nhìn tự do vô lối của mình sau đó ai củng rõ đây là bài viết với cái nhìn méo mó. Sự việc nghiêm trọng ở đây là từ cái nhìn đó Nhất đã chuyển hẳn sang viết lách các bài sặc mùi tiêu cực, phản động không có chút tính phản biện xây dựng, định hướng tốt cho dư luận nào cả vốn là bản chất của người cầm bút viết báo, mà Nhất đi từ chỗ chê bai ông cựu Thủ tướng, phó Thủ tướng rồi cả Bí thư Đảng. Với quan điểm tư tưởng của bọn phản động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nhất lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xúc phạm người khác bằng thủ đoạn khi cắt xén thông tin, thêm thắt thông tin bịa đặt để viết các bài viết chống đối, định hướng sai dư luận, tung hô những kẻ chống Nhà nước mặc dù đã được nhắc nhở, giáo dục nhiều nhưng Nhất bất chấp, coi thường pháp luật, thách thức dư luận.
Mỗi người dân đều có các cách khác nhau để làm người tử tế. Đơn giản nhất là họ thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình đối với bản thân và với xã hội. Người làm báo, làm xe ôm, hay phóng viên,.. chỉ cần họ không vi phạm luật pháp và luân thường đạo lý thì hẳn nhiên họ đã tử tế rồi. Là Thủ tướng hay thường dân khi cổ súy cho cái đẹp, cái nhân văn thì đó cũng là người tử tế. Ngược lại, phỉ báng cái đẹp cái nhân văn và cổ súy, dung dưỡng cho hành vi vi phạm pháp luật, bất chấp luân thường đạo lý thì đích thị là hành vi bẩn tưởi cần phải lên án. Vậy nên kiểu “tự do” xuyên tạc, bịa đặt xâm phạm quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và công dân của Nhất tất yếu phải bị xử lý trước pháp luật để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.
LOA LÀNG
0 comments :
Post a Comment