1. Giấy giới thiệu
Nhìn vào giấy giới thiệu sẽ cho thấy nhiều điều, từ thái độ, trình độ năng lực, sự tùy tiện hay cẩn thận, trân trọng hay phách lối của phóng viên. Giấy giới thiệu của báo Pháp luật cử anh PV Phạm Hồng Quân đi công tác là một ví dụ điển hình, có thể đưa vào giáo khoa giảng dạy báo chí. Anh Phạm Hồng Quân là người cầm tờ giấy giới thiệu này đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để làm việc.
Tôi được biết, môi khi đi công tác, PV sẽ xin giấy giới thiệu và tự viết những thông tin cần thiết vào đó, trình lãnh đạo. Sau khi được chấp nhận, lãnh đạo sẽ ký rồi mới đóng dấu. Giấy giới thiệu mà anh Quân mang theo phạm đến 8 lỗi chính tả, câu cú, điều này cho thấy khả năng đọc và viết của phóng viên đến đâu. Nhìn vào Giấy giới thiệu như trên hình, ta thấy có 2 dạng ký tự khác nhau, nhiều khả năng do 2 người viết, hoặc 1 người viết bằng các loại mực khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Điều này cho thấy, phóng viên đã tự tung tự tác và vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, giấy giới thiệu cấp cho cá nhân nào thì chả cá nhân đó mới được sử dụng. Trường hợp này, anh Quân là người được cấp giấy giới thiệu liên hệ công tác, được lãnh đạo đồng ý và ký tên đóng dấu (Nhưng căn cứ vào chữ ký đè lên con dấu, nên tôi đoán là đóng dấu trước rồi mới ký tên sau - việc làm này là sai quy định). Khi cầm được Giấy giới thiệu, anh lại tự ý viết thêm tên 2 người nữa với nét chữ cực kỳ cẩu thả như trên hình. Việc tự ý thêm tên người khác vào giấy giới thiệu của mình thì đương nhiên anh Quân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước lãnh đạo của anh. Điều này cho thấy anh Quân là người đã có hành vi qua mặt lãnh đạo, tự ý vượt quyền cử thêm 2 anh nữa đi liên hệ công tác. Không dừng lại ở đó, việc làm này là vi phạm pháp luật hành chính về quản lý con dấu và giấy giới thiệu. Tôi cũng đoán, người ký tên vào giấy giới thiệu này không hề biết 2 anh được viết thêm vào giấy giới thiệu là ai. Sẽ là không hay nếu đó là những đối tượng lừa đảo, trộm cắp hoặc trấn lột chuyên nghiệp. Đọc kỹ Giấy giới thiệu này, ngoài tên anh Phạm Hồng Quân, tôi còn thấy có 2 người đứng sau dấu phẩy (,). Đó là Phước Long, Hùng Thiện. Vậy 2 anh này sẽ có 1 anh họ Phước tên Long và 1 anh họ Hùng tên Thiện. Nhưng tôi thì cho rằng, hai anh này có họ khác, và Phương Long, Hùng Thiện chỉ là cách viết tắt. Giấy giới thiệu mà viết tắt, không viết họ của người được giới thiệu thì theo quy định, hoàn toàn không có tí giá trị pháp lý nào. Trường hợp này Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An hoàn toàn có quyền từ chối tiếp và từ chối cung cấp thông tin.
2. Phóng viên
Trước tiên, xin mời đọc một đoạn thông báo của PV trên Diễn đàn nhà báo trẻ của Mai Phan Lợi. Nó cũng cho thấy nhiều điều:
Xin trích 1 comment rất hay của 1 độc giả: "Cười phọt bựa quả văn mẫu của anh Quân: Không những tối nghĩa, mà còn sai mẹ cả ngữ pháp lẫn chính tả. Anh dùng các các kết từ " Mặc dù", "Tuy nhiên", "Để" và dấu chấm, dấu phẩy rất ngu, khiến cho câu chữ lủng cà lủng củng. Đọc cả đoạn văn tôi hiểu là anh đang tích cực tìm hiểu thông tin để báo cáo BGĐ bệnh viện, chứ đéo phải để đưa ra công luận. Tôi thiết tha đề nghị a.Quân báo PLVN đi học lại văn lớp 3 cùng với con tôi. Thật vãi quân!
ONG BẮP CÀY
0 comments :
Post a Comment