BẤT ĐỒNG VỀ GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Việt Nam là điểm đến của không ít giải thưởng nhân quyền mà các tổ chức thù địch bên ngoài đang hàng ngày cổ vũ cho các đối tượng chống đối trong nước. Có thể kể đến Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đan Quế… từng nhận hàng chục ngàn USD cho mỗi lần được vinh danh trên các diễn đàn không chính thức ở bên ngoài.


Đến hẹn lại lên, năm nay giải thưởng nhân quyền thường niên của tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam vinh danh 03 cái tên: LS Võ An Đôn, Dân oan Trần Ngọc Anh và Dân oan Cấn Thị Thêu. Đây là 03 nhân vật không còn xa lạ với phong trào dân chủ trong nước. Tuy nhiên, dường như việc trao giải cho 03 nhân vật này đã gây ra sự bất đồng cho phong trào dân chủ Việt.

Mạng lưới Blogger Việt Nam với thời gian tồn tại khá dài nhưng chỉ được mọi người biết đến thông qua một vài hoạt động lẻ tẻ. Trong thời gian qua, tổ chức này chỉ khời xướng được một vài chiêu trò núp bóng hoạt động vì dân chủ, nhân quyền. Có thể kể đến nào là “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đòi xóa bỏ điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia", khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, mở cuộc “Tổng Tuyệt thực Toàn cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”…

Tuy nhiên do không có thực lực và thiếu tính liên kết, phong trào này chịu khá nhiều tổn thất. Các thành viên của tổ chức này như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến lần lượt bị nhập chuồng đang khiến cho các thế lực bên ngoài nghi ngờ về khả năng hoạt động của tổ chức này.

Năm nay, giải thưởng nhân quyền được trao cho 03 gương mặt khá “non” trong phong trào dân chủ Việt. Điều này khác nào là sự phủ nhận những thành quả của các thế hệ đi trước. Mặc cho con át chủ bài Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn đang trong trại, Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng chẳng đoái hoài gì. Sự chuyển hướng nhanh chóng sang mảng “dân oan” dường như là một sự lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh đội ngũ trí thức giả danh đấu tranh vì nhân quyền như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không còn hiệu quả. Không khó hiểu cho nhận định này vì đầu tư cho “dân oan” sẽ dễ dàng tập hợp lực lượng và kích động các hoạt động chống phá hơn. Điều này còn được thể hiện trong quan điểm của Linh mục Phan Văn Lợi:

"Dân oan là vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam lúc này", và "phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền"

Còn nhớ, cách đây vài hôm, Nguyễn Quang A, một nhà “dân chủ” mang danh trí thức cũng vừa thất bại trong chiến dịch nhận giải Tulip nhân quyền trị giá 100 ngàn Euros năm 2016. Kết quả của giải thưởng này lại rơi vào ứng viên người Pakistan, bà Nighat Dad bất kể bà này có số phiếu bình chọn thấp hơn ông Nguyễn Quang A và đã từng nhận giải thưởng này vào năm 2013.

Theo đó, đối với "phong trào Dân chủ" trong nước đang bị chia rẽ sâu sắc, theo đường hướng "mạnh ai nấy làm", "mạnh ai người ấy hành động”. Và dĩ nhiên, khi xu hướng bất bạo động dưới danh nghĩa trí thức bị lép vế thì đây chính là thời cơ thuận lợi cho nhóm “dân oan” lên ngôi.

HOA ĐẤT
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment