Mỗi khi mà triều cường dâng lên cao cũng là lúc các tỉnh phía Nam đang ngập trong nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng cho đến nay địa phương vẫn chưa có biện pháp và cách khắc phục nào đạt hiệu quả cao, bởi vì thế mà cái đám “dân chủ” lại tự cho mình cái quyền được kêu gào, được ăn vạ về cái việc ngập lụt đó.
Nếu để nói về nguyên do thì trước tiên chúng ta cần phải biết được kết cấu hạ tầng của "Sài Gòn", vào thời Pháp thuộc, chúng chỉ quy hoạch cho Sài Gòn chỉ có 500 nghìn dân, vì là thuộc địa nên mẫu quốc không quan tâm vì chủ đích của nó là cai trị, bóc lột là chính. Sang thời Mỹ - Ngụy đã có 2,5 triệu dân, hệ thống cơ sở hạ tầng đã quá tải, xuống cấp trầm trọng. Nay mặt bằng không thay đổi hay mở rộng ra thêm, kênh rạch dù đã cải tạo nhưng mà dân số đã xấp xỉ 8 triệu, đó là chưa kể 4 triệu dân nơi khác đến học tập và làm việc, tổng cộng là có 12 triệu người đang sinh sống trên mảnh đất được quy hoạch cho 500 nghìn dân. Phải nói rằng đường ống thoát nước tuy đã được cải tạo nhiều lần để phục vụ cho việc cấp thoát nước được nhanh chóng trong mỗi đợt triều cường, thế nhưng ý thức giữ gìn môi trường của người dân kém, hay vứt rác bừa bãi, thậm chí có cả cột bê tông ngay trên miệng cống xả, bên cạnh đó là quy hoạch và quản lý thiếu đồng bộ cả người dân lẫn các công trình tư nhân trúng thầu...
Rác thế này thì bảo sao không tắc, không ngập! (ảnh: Internet) |
Chính vì hành động xả rác bừa bãi vô tội vạ như thế nên những người đó không có quyền kêu la hay gào thét đòi hỏi số tiền đầu tư cho cấp thoát nước đó đã đi đâu mà các người hãy tự hỏi mình rằng mình đã làm gì với số tiền đầu tư đó. Một thực trạng đáng buồn đó là gần như toàn bộ những hộ gia đình trong thành phố Hồ Chí Minh nếu ở gần vị trí cống thoát nước hoặc các kênh rạch đều coi đó là “bãi rác công cộng” và vô tư đổ mọi loại chất thải xuống đó.
Hành động nhỏ đó có lẽ ai cũng nghĩ đó là hành động vô hại, vô tác hại, nhưng nhiều hành động đó cộng dồn lại thì nó là một tác hại to lớn. Các cụ có câu: “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, quả thực là như vậy, một cái túi bóng nilon vứt bừa vào miệng cống sẽ chẳng làm sao, nó sẽ chỉ có chuyện khi mà nhiều cái túi khác hoặc loại rác khác cũng lấp cái miệng cống đo lại. Không ai nghĩ là cái cống rãnh đó có thể tắc, vì lâu lâu có vài anh “không phải dân” mà là công nhân môi trường phải chui xuống những bãi rác ngầm trong lòng cống rãnh dọn dẹp rác thải do những người “dân” kia thải xuống vô tội vạ. Đáng tiếc là lực lượng này chỉ có hạn mà lực lượng xả rác thì vô biên.
Người dọn thì có hạn mà người xả rác thì vô biên (ảnh: Internet) |
Thay đổi kết cấu hạ tầng của cả một thành phố lớn là việc làm cực kì nan giải, thế nhưng ý thức của mỗi người dân là việc có thể thay đổi ngay lập tức trong một sớm một chiều. Nếu ý thức của người dân về việc xả rác thải ra môi trường vẫn ở con số không tròn trĩnh thì e rằng chính họ sẽ phải hứng chịu ngập lụt do chính họ gây ra.
Liên quan về tình trạng ngập lụt ở Sài Gòn, tranh thủ lúc ngập lụt còn chưa rút, Việt Tân ngay lập tức xiên xỏ các bác lãnh đạo nhà ta với kiểu chọc ngoáy oái oăm. Vin cớ Sài Gòn đang ngập lụt, Việt Tân chỉ trích các bác lãnh đạo nhà mình không đến cứu dân mà đi làm những việc khác, đọc dòng tít mà tôi thấy buồn cười. Buồn cười là vì chuyện ngập lụt để rồi lội nước, sửa xe vì ngập lụt đã quá đỗi quen thuộc với người dân Sài Gòn rồi, và họ thừa hiểu rằng nó chưa là gì so với lũ lụt hoặc hạn hán hàng năm mà các tỉnh khác phải gánh chịu chẳng nhằm nhò gì, người dân nhiều vùng khác cần các đồng chí lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp hơn là Sài Gòn. Phải chăng Việt Tân đang coi những công dân Sài Gòn là những đứa con nhà giàu mong manh và yếu đuối cần có sự giúp đỡ. Thưa rằng người dân Sài Gòn chưa cần điều đó và đặc biệt người dân Sài Gòn cũng không cần đến giọt nước mắt cá sấu của những kẻ phản quốc như vậy đâu!
VÔ DANH
0 comments :
Post a Comment