NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VÈ QUAN ĐIẺM “ĐI TÌM LÃNH TỤ CHO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH HÔM NAY”

Ngày 8/8/2016 trên trang DANLAMBAO có đăng bài viết “đi tìm lãnh tụ cho phong trào đấu tranh hôm nay” của tác giả Lê Dủ Chân, đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái so với lý luận và thực tiễn hiện nay. Các lập luận trong bài viết thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với xu thuế phát triển của thời đại. Khi đề cập đến vấn đề “lãnh tụ” chúng ta ai cũng biết rằng đó là một người có trí thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thuế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại; gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại. Nói tóm lại đó là người biết dân tộc đang cần gì và cần làm những gì để bảo vệ lợi ích của dân tộc, quốc tế. Dân tộc Việt Nam đã trải qua quá trình dựng nước và giữ nước đầy khó khăn và gian khổ, nên rất quý trọng thành quả của cuộc cách mạng và giá trị lịch sử, tôn trọng và luôn đi theo con đường lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay ở nước ta không có cái gọi là “phong trào đấu tranh chống độc tài đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội, cơm no áo ấm”, có chăng đó là một nhóm cá nhân ít kỷ, hẹp hòi và nghe theo các thế lực thù địch thực hiện các hoạt động nhằm chống phá chế độ, chống phá nhà nước. Những năm gần đây, các hoạt động chống phá này diễn ra dưới nhiều hình thức như:

Kết hợp “nội công, ngoại kích”. Ở trong nước, các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phần tử phản động đội lốt tôn giáo đã lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để chống phá một cách có hệ thống từ tư tưởng, tố chức đến các chủ trương, chính sách, pháp luật cụ thể. Chúng tìm cách bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; phủ nhận sạch trơn những trang sử vẻ vang và những thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm tập trung vào mục tiêu xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Kết hợp với “nội công”, các thế lực thù địch ở nước ngoài cũng thường xuyên tiến hành “ngoại kích”. Lực lượng này có thể chia làm hai loại chính. Loại thứ nhất là một số người trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn cũ, luôn cay cú với thất bại trước đây và những phần tử thoái hoá biến chất, do bất mãn hoặc cơ hội chính trị mà sống lưu vong để hoạt động chống lại quê cha đất tổ của mình. Loại thứ hai là những cá nhân, tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở một sổ nước phương Tây hoặc do ác cảm, ngộ nhận về những người Cộng sản, về chế độ XHCN hoặc vì động cơ chính trị vụ lợi hoặc do thiếu thông tin, thông tin sai lệch, không nắm được thực chất tình hình Việt Nam mà thường lên tiếng phê phán vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây khi các địa phương triển khai những dự án phát triển kinh tế- xã hội thì phát sinh tình trạng khiếu kiện đất đai do các hộ dân không đồng ý với mức giá đền bù. Đây là vấn đề bình thường mà hầu hết các quốc gia đều gặp phải trong quá trình công nghiệp hoá, xây dựng những công trình quy mô lớn. Thế nhưng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, vu cáo, kích động và dùng tiên mua chuộc quân chúng biêu tình, gây mât ôn định ở một sô địa phương. Chính vì thế các lực lượng chức năng mới tiến hành ngăn chặn để ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Hoạt động của các cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thể hiện "1.Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biếu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lẩy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn kho Hiến pháp và pháp luật."

Về mặt lý luận, theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về chính đảng của giai cấp công nhân; tư tưởng Hồ Chí Mỉnh về Đảng và công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vê xây dựng Đảng đã khăng định rõ cơ sở lý luận vê vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai câp công nhân, của nhân dân và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò, sứ mệnh lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động lật đổ chê độ thực dân, phong kiến; xây dựng một xã hội mới, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Khi chưa giành được chính quyền, Đảng trực tiếp lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng; khi cách mạng thành công, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Đảng trở thành đảng cầm quyền, trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Về mặt thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng được giai cấp công nhân, nhân dân, dân tộc tin cậy trao cho sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhìn lại lịch sử dân tộc ta cho thấy, vào những năm cuối của thế kỷ XIX và những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, mặc dù phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, rộng khắp nhưng do chưa có một đường lối đúng đắn nên đều bị thất bại. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức, một lực lượng chính trị có lý luận cách mạng soi đường, có đường lối cách mạng đúng đắn để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Và chính trong bối cảnh đó Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 đã mở ra bước ngoặt quyết định trong quá trình phát triển của dân tộc ta, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó cho thấy, các nội dung quy định tại Điều 4 Hiến pháp là đúng với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, không có tố chức nào ngoài Đảng thực hiện được những chức trách nặng nề đó đối với nhân dân. Tư tưởng đòi bỏ điều 4 Hiến pháp là đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, không phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó cần phải loại ra khỏi bộ não của một số cá nhân.

Tóm lại, toàn bộ nội dung bài viết của tác giả Lê Dủ Chân đã phản ánh sai sự thật, không đúng với điều kiện thực tế của nước ta. Đó là những lập luận đi ngược lại đường lối lãnh đạo của Đảng, không đúng pháp luật của Nhà nước và trái với nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tất cả chúng ta cần kịch liệt phản bác những lập luận sai trái đó ở nhiều góc độ khác nhau, để mọi người có thể nhìn rõ hơn về thủ đoạn của các thế lực phản động luôn tìm mọi cách chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.

NGUYỄN TRUNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment