Người xưa đã từng nói rằng “Lúc gian nan mới hiểu được lòng người”. Trong cuộc sống, chỉ lúc chúng ta gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ, thì chúng ta mới hiểu được hết tấm lòng của người khác. Có những kẻ suốt ngày “khua môi múa mép”, lúc nào cũng nói về đạo đức, luôn ba hoa về lòng tốt của mình, luôn quan tâm người khác, tuy nhiên, đến khi chúng ta gặp khó khăn, thì tuyệt nhiên, không thấy tăm hơi họ đâu, đó là bạn xấu. Còn những người bạn thực sự, họ thầm lặng hơn, nhưng khi chúng ta gặp khó khăn, họ là những người trực tiếp ở bên cạnh, giúp đỡ, động viên chúng ta vượt qua khó khăn, đó mới là những con người có tình cảm chân thực, cần được trân trọng.
Bộ đội giúp người dân sơ tán |
Cơn lũ lịch sử đang diễn ra ở miền trung đang gây xót xa cho cả dân tộc Việt Nam. Tại Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Sơn (Hà Tĩnh), chỉ trong 1 đêm, nước lũ đã lên nhanh chóng, khiến người dân trở tay không kịp. Nhiều khu vực cô lập, nhiều nơi nước dâng cao 3,4 mét. Nhìn những dòng nước lũ chảy cuồn cuộn, cuốn đi những ngôi nhà, những ruộng lúa, chuồng trại, những hình ảnh người dân phải trèo lên nóc nhà mình để tránh lũ,… mỗi chúng ta đều ứa nước mắt. Thương cho những người dân tần tảo, chịu khó, lại trở về với đôi bàn tay trắng, thương những em thơ lại thổn thức với giấc mơ đến trường của mình. Giữa cái lạnh giá, chết chóc của dòng nước lũ, chỉ một điều duy nhất ánh lên sự ấm áp, đó là tình người, là sự chung sức giúp đỡ của tất cả các cấp chính quyền, các lực lượng vũ trang ở các địa phương ngay từ khi cơn lũ bắt đầu. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta thấy liên tục các hình ảnh của cán bộ các cấp, công an, bộ đội các đơn vị không kể mưa gió, nguy hiểm đã nhanh chóng triển khai đến các khu vực bị lũ cô lập, ứng cứu, sơ tán người dân đến nơi an toàn , giúp người dân sơ tán tài sản, giảm bớt thiệt hại của bão lũ. Rất nhiều các chiến sỹ đã không ngại gian khổ, thậm chí hi sinh để cứu giúp người dân vùng bão, cố gắng làm sao hạn chế tối đa hậu quả của mưa lũ. Chính bộ đội, công an, các cấp chính quyền chính là tấm phao lớn nhất mà người dân vùng lũ mong chờ để giúp đỡ họ trong lúc khó khăn. Và đến lúc này, chúng ta mới thấy rõ được tình cảm quân dân sâu sắc, chặt chẽ đến nhường nào.
Viện trợ cho người dân chịu ảnh hưởng của lũ lụt |
Nhìn lại sự cố gắng, nỗ lực không ngại hi sinh của các cấp chính quyền, của các lực lượng vũ trang trong bão lũ, chúng ta lại càng thấy bản chất vụ lợi, lừa lọc của những nhà “dân chủ, nhân quyền” ở trong và ngoài nước. Khi đất nước yên bình, thì bọn chúng, dưới danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền”, miệng lưỡi luôn rêu rao “đòi quyền lợi cho nhân dân”, “vì hạnh phúc cho nhân dân”, giơ cao khẩu hiệu đấu tranh đòi lật đổ chính quyền, một chính quyền chúng cho là “độc tài, tham nhũng”, để kêu gọi người dân đứng lên lật đổ chính quyền. Chúng vẽ ra cái viễn cảnh về một đất nước người dân được tự do, đời sống người dân ở mức cao như các nước phương tây, không có tham nhũng đói nghèo… Không chỉ thế, chúng còn núp dưới bóng của thần thánh, mượn cái mác là Linh mục, là Cha xứ để kích động giáo dân của mình chống chính quyền (như vụ biểu tình của giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh vừa qua). Tuy nhiên, khi người dân thực sự cần giúp đỡ, thì các nhà dân chủ, nhân quyền ở đâu? Có vị nào lặn lội giúp người dân, có vị nào hô hào ủng hộ người dân vùng lũ hay không, có Linh mục nào đứng ra để kêu gọi quyền tiền giúp đỡ giáo dân bị thiệt hại (giống như linh mục Đặng Hữu Nam kêu gọi quyền tiền chống chính quyền vừa qua) hay chưa. Nếu chúng ta lướt các trang mạng của đám phản động: Việt tân, danlambao,… chắc chắn chúng ta sẽ không thấy bất cứ lời kêu gọi,sự ủng hộ nào cho nhân dân vùng lũ, có chăng chỉ là những lời lẽ bới móc, đổ lỗi cho chính quyền phải chịu trách nhiệm cho lũ lụt,…
Fb của Việt tân trong ngày cả nước đang ngóng trông về miền Trung (15/10/2016) |
Rõ ràng, hứa hẹn thì rất dễ vì các cụ nói rằng “miệng lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”, nhưng hành động mới là thước đo đánh giá bản chất của con người. Người dân Việt Nam, những con người có lương tri, chắc chắn sẽ nhận ra, ai là bạn, ai là thù của mình!!!
CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
0 comments :
Post a Comment