Mới đây, trên các trang báo mạng của các thế lực chống phá Nhà nước đăng tải bài viết về việc 154 học sinh ở Trường Tiểu học Trù Sơn II (Đô Lương) nghỉ học. Thực hư của vụ việc là học sinh không được đến trường do phụ huynh ngăn cấm chứ không như những lời xuyên tạc của bọn chúng cho rằng học sinh nơi đây không được đến trường. Bài viết gây xôn xao dư luận xã hội bởi những hình ảnh các em học sinh, phụ huynh biểu tình với khẩu hiệu "Chúng con muốn đi học", "Chúng con muốn đến trường", "Miễn giảm học phí và các khoản đóng nộp” “đuổi giáo viên Nguyễn Thị Thủy và Thầy Phạm Xuân Hậu”... gây nhiều thương tâm. Bên cạnh đó, các lập luận của bài viết đều hướng đến việc hạ bệ Chính quyền huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an, các Sở, ban nghành đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương.
Trường Tiểu học Trù Sơn II - nơi có rất nhiều học sinh nghỉ học mấy ngày vừa qua, ảnh: internet |
Xung quanh sự việc này, tác giả xin làm rõ thêm một số vấn đề sau:
Tìm hiểu được biết: Từ ngày 06 đến 08/9/2016, Giáo xứ Lưu Mỹ tổ chức rước Thánh Giá từ xứ Thanh Tân ở xã Hiến Sơn về Giáo xứ Lưu Mỹ, xã Trù Sơn. Trong thời gian đó trường Tiểu học Trù Sơn 2 vẫn tổ chức dạy học đúng theo kế hoạch, nhưng số học sinh là con em giáo dân nghỉ học nhiều. Trong đó, nhiều nhất là ngày 6/9/2016 có 133 học sinh nghỉ học. Đến chiều ngày 7/9 có 111 em và chiều 8/9 có 97 em nghỉ học. Điều đáng nói, trong số học sinh nghỉ học, rất ít em có giấy xin phép, nên một số giáo viên đã trách phạt, nhắc nhở học sinh về việc nghỉ học không xin phép.
Sau ba ngày xảy ra sự việc trên, ngày 12/9/2016, một số người nói là thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và phụ huynh đến trường gửi đơn tố cáo cô Nguyễn Thị Thủy và Thầy Phạm Xuân Hậu. Nội dung đơn cho rằng cô Thủy và thầy Hậu vi phạm đạo đức nhà giáo, có hành vi bạo lực học đường, kỳ thị tôn giáo, xúc phạm nhân phẩm, nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời yêu cầu chấm dứt việc dạy học đối với cô Thủy. Ngay khi nhận được thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đô Lương đã yêu cầu Hiệu trưởng trường Tiểu học cơ sở Trù Sơn 2 báo cáo tình hình sự việc, trực tiếp tìm hiểu, trao đổi với học sinh lớp 3B do cô Thủy chủ nhiệm và lớp 5C do thầy Hậu chủ nhiệm để xác minh sự việc.
Sự việc trách phạt học sinh do nghỉ học không xin phép diễn ra ở trường Tiểu học cơ sở Trù Sơn 2, vậy tại sao Linh mục Nguyễn Duy Khanh lại có đơn can thiệp vào việc xử lý kỷ luật giáo viên của Ban Giám hiệu nhà trường và sự việc chỉ xảy ra ở lớp 3B tại sao học sinh là con em giáo dân ở 11 lớp của cả 5 khối trong trường đều đồng loạt nghỉ học? Ai là người đứng sau buộc các em không đến trường? Mỗi chúng ta cần có cái nhìn toàn diện cả ở vai trò trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh và học sinh trong việc tuân thủ nội quy, quy định dạy và học trong nhà trường. Khoản 2 Điều 85, Luật Giáo dục quy định người học có nhiệm vụ: “Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước”. Ở trường hợp này, “học sinh muốn nghỉ học phải có giấy xin phép có chữ ký của phụ huynh. Nếu học sinh nghỉ học nhiều và đồng loạt, giáo viên đứng lớp không có quyền quyết định mà phải có ý kiến của hiệu trưởng nhà trường. Nếu nghỉ toàn trường thì phải do Phòng giáo dục quyết định chứ không được tự ý cho nghỉ học”. Đó là quy định đã được đặt ra, làm sao có thể
Hơn nữa, theo điều 10, Luật Giáo Dục năm 2005 quy định: "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng". Như vậy, không có chuyện Bộ Giáo dục và đào tạo bắt các em học sinh nơi đây nghỉ học, chính quyền không cho các em đến trường. Đó là chuyện phi lí, vì quyền được học tập đã được quy định trong luật Giáo dục của nước nhà và không ai có quyền làm trái pháp luật. Rõ ràng, việc ngăn cấm con em đến trường học tập không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi và tương lai của con trẻ mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của các bậc phụ huynh.
Được biết thêm, hiện nay chính quyền Nghệ An cùng đội ngũ cán bộ giáo viên đang tích cực xuống tận các hộ gia đình để vận động phụ huynh cho con em đến trường nhưng chưa mang lại hiệu quả. Người dân quyết không cho con em mình đến trường nhằm gây áp lực cho chính quyền Nghệ An. Như vậy đã là thực hiện trái với chính sách của các ban nghành đoàn thể của tỉnh, đi ngược lại với nỗ lực của chính quyền. Xét cho cùng, các chính sách đưa ra nhằm phục vụ cho sự phát triển và ổn định của người dân, chứ không hề có sự ép buộc để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Trên cương vị một người dân bình thường, tác giả cho rằng người dân nơi đây đang có cái nhìn sai lệch và đang bị chèo lái quan điểm sang một hướng khác bởi các cá nhân và tổ chức có ý đồ đen tối. Rõ ràng, họ chưa nhận thức được điều gì là tốt nhất cho mình và gia đình. Việc để tình trạng này kéo dài sẽ chỉ làm khổ chính gia đình họ, nhất là bỏ dở việc học hành của con em. Nhưng một điều chắc chắn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có câu trả lời thoả đáng cho các em học sinh ở Đô Lương về vụ việc trên.
LOA LÀNG
0 comments :
Post a Comment