EU VÀ MĨ CÓ NHẤT THIẾT PHẢI QUAN NGẠI VỀ NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

Theo đúng những gì dự đoán và đã thành quy luật, ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khép lại với việc giữ nguyên mức án sơ thẩm 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, các tổ chức cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam liền ngay lập tức nhao nhao lên phản đối, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và nêu yêu sách đòi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Điển hình như thông cáo của ông Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam:.

"Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia."

Tương tự như thế là tuyên bố của bà Caryn McClelland, Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam:
"Tôi quan ngại sâu sắc trước việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ "Tuyên truyền chống nhà nước."

"Tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hòa."

"Bà Như Quỳnh là một trong sáu cá nhân, trong đó có bà Trần Thị Nga, đã bị kết án trong năm nay vì thực hiện các quyền này. Xu hướng gia tăng các vụ bắt bớ và xét xử với những bản án nặng dành cho những nhà hoạt động ôn hòa và sinh viên từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại."

"Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả bà Như Quỳnh cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ và hội họp một cách tự do mà không lo sợ bị trả thù."

Trước phản ứng này của cá tổ chức, cá nhân trên, vấn đề đặt ra là EU và Mĩ có cần thiết phải quan ngại quá mức đối với NGuyễn Ngọc Như Quỳnh hay không.

Rõ ràng có một vấn đề mà đại sứ EU cũng như đại biện lâm thời của Hoa Kì cần thừa nhận đó là những gì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm nó vượt ra khởi phạm vi thực hiện quyền con người một cách thuần túy, nó đã đã vượt qua ranh giới của các hành vi vi phạm pháp luật mà Việt Nam đã quy định rất rõ ràng trong Luật Hình sự.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền tự do ngôn luận, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền bày tỏ chính kiến. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng đưa ra những giới hạn cho việc thực hiện các quyền đó, không được lợi dụng các quyền đó để xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Đây không phải là sự tùy tiện của Việt Nam, trái với Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam vẫn đảm bảo tuân thủ Công ước. Cần nhớ rằng pháp luật nhân quyền quốc tế bên cạnh việc ghi nhận các quyền thì cũng ghi rõ rằng việc thực hiện các quyền đó có thể bị giới hạn để đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng mạng, viết tài liệu xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam với mục đích làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân với chính quyền, hướng tới mục đích chống Nhà nước, đấy đâu phải là thực hiện các quyền con người một cách ôn hòa.

Hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là rất rõ ràng, cáo trạng cũng đã thể hiện, xin phép không nhắc lại. Đã vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý theo pháp luật. Nay EU và Mĩ đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chẳng phải là xổ toẹt cả hệ thống pháp luật hay sao, chà đạp cả chủ quyền của Việt Nam hay sao.

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, đã không có một tình tiết giảm nhẹ nào được đưa ra. Vì thế việc Quỳnh bị y án 10 năm theo mức án sơ thẩm là điều hợp lí.

EU và Mĩ có lẽ không cần phải quan ngại quá mức đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh như thế. 
 
TRỌNG NGHĨA
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment