BẮT GIỮ TRẦN THỊ NGA - CÔNG LÝ ĐƯỢC THỰC THI

Ngày 21/1, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với Trần Thị Nga về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. Việc bắt giữ Trần Thị Nga là hoàn toàn đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.

Bắt giữ Trần Thị Nga

Chân dung Trần Thị Nga

Trần thị Nga, sinh ngày 28/4/1977 tại Lý Nhân, Hà Nam và theo đạo Thiên Chúa. Trần Thị Nga hiện trú tại 52 đường Trần Thị Phúc, tổ 8, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trước năm 2003, Trần Thị Nga đã kết hôn với ông Phan Văn Quý, nhưng không lâu thì ly hôn. và cũng sau đó không lâu, ông Phan Văn Quý chết vì nghiện ma túy. Năm 2003 Trần Thị Nga đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan. Năm 2005, Nga bị tai nạn giao thông và đươc Linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài loan cưu mang giúp đỡ. Trước khi về nước hoạt động chống phá chính quyền, Nga đã gia nhập đạo Thiên chúa và được chính Linh Mục Hùng thụ phong tên thánh tại Đài Loan. Tháng 8/2008 Nga về nước, đăng ký tạm trú tại địa chỉ trên và có quan hệ ngoài luồng với ông Phan Văn Phong (ông Phong đã có gia đình). Cũng từ đây, Nga bắt đầu tham gia các hoạt động chống chính quyền, nhà nước.
Mặc dù chưa học hết phổ thông (trình độ chỉ ở lớp 7/10) song Nga lại tỏ ra rất nhanh nhạy trước những ứng dụng của internet. Từ khi trở về Việt Nam, Nga thường sử dụng tài khoản cá nhân trên Facebook với tên "Thuy Nga" và một Blog có tên "Mephu.blogspot.com" để đăng tải các video clip, bài viết có nội dung chửi bới, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước. Bên cạnh đó, Nga thường xuyên tham gia hô hào, tổ chức các hoạt động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng.

Bắt Trần Thị Nga là đúng người, đúng tội

Trước vụ việc này, một số thông tin cho rằng hành vi của Trần Thị Nga chỉ là sự thể hiện của quyền tự do ngôn luận, biểu đạt ý kiến cá nhân, việc bắt giữ Nga là không có cơ sở. Tuy nhiên cần phải khẳng định những thông tin ấy hoàn toàn sai và đầy ngụy biện, 
Thứ nhất, hành vi của Nga không thể coi là hành vi ngôn luận thông thường. Bởi xét về tính chất và thời gian thực hiện các hành vi của Nga cho thấy yếu tố hệ thống, có tổ chức. Nga không chỉ tuyên truyền các thông tin bịa đặt, vu cáo trên mạng mà còn trực tiếp tham gia các hoạt động biểu trình trái phép trong nhiều năm. Thậm chí khi bị bắt, Nga vẫn đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quá trình bắt, khám xét được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án. Tất cả những điều đó đều cho thấy Nga đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện mục đích chống Nhà nước.
Thứ hai, việc bắt giữ Nga hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, quy định rõ: 

  1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
    a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
    b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
    c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Hành vi phạm tội của Nga là hoàn toàn rõ ràng và không thể chối cãi. Những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Nga không những làm suy giảm uy tín của Đảng, Nhà nước mà còn gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Việc cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam Trần Thị Nga là xác đáng. Và điều đó cho thấy rằng công lý đang được thực thi.

MAI TRẦN




Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment