RẬN CHỦ QUỐC NỘI: HÃY NGẬM MIỆNG

Gần đây, đám rận chủ quốc nội lại “nhai đi nhai lại” điệp khúc cũ là khi nào Việt Nam kiện Trung Quốc. Để lừa bịp người dân, đám rận chủ quốc nội tăng cường viết bài với nội dung “phiến diện một chiều” đề cao phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) gần đây và cố tình ém nhẹm bản chất nội dung của phán quyết để tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, Đảng và Nhà nước chúng ta “hèn” không dám kiện Trung Quốc.

Luận điệu của đám rận chủ quốc nội trong việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ của người dân về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) nhằm tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước chẳng có điểm gì mới nếu không muốn nói đã quá quen thuộc, “xưa như diễm”. Mặc dù không thể phủ nhận những kết quả tích cực do phán quyết của PCA mang lại không chỉ cho Philippines mà cả cho Việt Nam trong cuộc “đối đầu” với tham vọng bành trướng được thể hiện qua đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, phán quyết của PCA có liên quan đến tình hình Biển Đông gần đây chỉ dừng lại ở việc giải thích cách hiểu theo Luật Biển 1982 mà hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc khẳng định chủ quyền của các bên hiện đang có tranh chấp về chủ quyền các đảo đá trên vùng biển này.

Được biết, ngày 12/7 vừa qua, PCA đã chính thức ra phán quyết về những nội dung có liên quan đến việc Philippines đơn phương kiện Trung Quốc. Tòa Trọng tài thường trực tên đầy tiếng Anh đầy đủ là Permanent Court of Arbitration, viết tắt là PCA. PCA được chính thức thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động năm 1902. Việt Nam đã ký kết cả hai Công ước của Tòa Trọng tài này. Với Công ước 1899, Việt Nam tham gia ngày 29/12/2011. Đối với Công ước 1907, Việt Nam tham gia ngày 27/02/2012. Khi tiến hành xét xử một vụ kiện bất kỳ trong đó có vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, PCA trao quyền phán xét cho Hội đồng trọng tài (còn gọi là Tòa trọng tài). Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng cho phán quyết của Tòa Trọng tài do các bên tham gia phiên tòa thỏa thuận lựa chọn và trong trường hợp các bên không đạt được sự đồng thuận thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng dựa trên các nguyên tắc chung của luật quốc tế và chọn luật áp dụng cho giải quyết tranh chấp.


Mặt khác, cần phải nhận thức rõ rằng, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) không phải là một “tòa án” theo đúng nghĩa và tổ chức này cũng không thuộc Liên Hợp Quốc. Tòa Trọng tài thường trực bản chất là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở đặt tại La Haye (Hà Lan). Đây là một tổ chức được thành lập năm 1989 với chức năng ban đầu chủ yếu là giải quyết các tranh chấp về mặt thương mại. Trong phán quyết được công bố ngày 12/7 vừa qua, Tòa Trọng tài đưa ra các nội dung có liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ và áp dụng pháp luật đối với tuyên bố về “đường yêu sách 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông, chứ hoàn toàn không có bất kỳ phán quyết nào có liên quan đến việc công nhận hay không công nhận chủ quyền của các nước hiện đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa cũng cho thấy thái độ “ngang ngược” của Trung Quốc. Ngay trước khi Tòa Trọng tài thường trực đưa ra phán quyết, giới chức Bắc Kinh đã liên tục lên tiếng bác bỏ nội dung của phán quyết và những động thái gia tăng căng thẳng về chính trị cũng như quân sự của quốc gia này trên Biển Đông cũng cho thấy “Trung Quốc không coi PCA ra gì”. Một phiên Tòa mang ý nghĩa định hướng dư luận về mặt pháp lý chứ không phải là phiên tòa về chủ quyền liệu có thể “chặn đứng” dấu chân bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thời gian gần đây, những nhà rận chủ quốc nội điên cuồng lợi dụng nhiều vấn đề trong xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, trong đó có vấn đề “hậu” phán quyết PCA. Từ đó trí trá với những lập luận “mất dạy” cho rằng, Đảng, Nhà nước chúng ta “hèn” không dám kiện Trung Quốc ra tòa. Thoạt nghe có vẻ có lý nhưng cái đích đạt được từ hoạt động này có thể là gì ngoài việc càng đẩy tình trạng xung đột trên Biển Đông lâm vào tình trạng căng thẳng, liền kề “miệng hố chiến tranh”, trong khi đó chắc gì đã có một phiên tòa nào có đủ sức mạnh “buộc” kẻ mạnh là Trung Quốc phải “nghe” người yếu là Việt Nam.

Mặc dù cố gắng lấp liếm về mục đích “bẩn thỉu” sau những tuyên bố có tính chất xuyên tạc và kích động này nhưng đám rận chủ quốc nội vẫn không thể nào che giấu được “bản chất khốn nạn” của chúng khi lợi dụng sự cả tin của người dân, tuyên truyền xuyên tạc để kiếm chác những “đồng tiền bẩn” từ các thế lực thù địch nước ngoài. Thực tế hoạt động của các nhà rận chủ quốc nội trong thời gian qua, nhất là trong các sự kiện kêu gọi biểu tình “vì môi trường” đã tố cáo hành vi “chia chác” chiến lợi phẩm của những kẻ cầm đầu xưng danh nhà rận chủ.

Cần phải nhấn mạnh rằng, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc và các nước láng giềng là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, giải quyết theo hướng đa phương dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế. Đó là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta được các nước trên thế giới và dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ. Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông việc Việt Nam liên tục bày tỏ thái độ “quan ngại” và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế là hành động pháp lý theo quy định của pháp luật quốc tế.
TRỊNH GIA
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment