Cây nhân tạo có thể giúp giảm mạnh lượng khí CO2 trong khí quyển. Ảnh:Inhabitat.
|
Theo Bloomberg, loài người tạo ra nửa tỷ tấn CO2 từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Việc loại bỏ khí CO2 khỏi khí quyển là phương pháp duy nhất nhằm tránh khỏi thảm họa khí hậu vào cuối thế kỷ này.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khí thải carbon (CNCE) thuộc Đại học Arizona, Mỹ, đã phát minh một loại cây nhân tạo có khả năng hấp thụ lượng khí CO2 gấp 1.000 lần so với cây tự nhiên.
Cây nhân tạo này sử dụng loại vật liệu hấp thụ đặc biệt màu trắng đục, có khả năng liên kết mạnh với CO2 khi ở trạng thái khô. Để tăng diện tích tiếp xúc với CO2, vật liệu này được bố trí theo hình dạng giống những cuộn giấy, cây thông nhỏ, hoặc các sợi lông thảm.
"Chúng hoạt động như những chiếc lá trên cây", giáo sư Klaus Lackner, phụ trách nghiên cứu của CNCE, chia sẻ. "Khi không khí thổi qua bề mặt những chiếc lá này, CO2 sẽ liên kết với chúng và có thể bị loại bỏ khi chúng tôi tăng độ ẩm lên".
Về cách sử dụng khí CO2 thu được, Lackner cho biết có nhiều giải pháp khác nhau. Nó có thể được sử dụng để sản xuất chất dẻo, thức uống có ga, hoặc trả về Trái Đất ở dạng khác.
"Chúng ta có thể sử dụng CO2 làm nguyên liệu cho các nhà máy", Lackner nói. CO2 là thành phần quan trọng trong quang hợp, nên có thể được dùng để nuôi tảo phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học sạch.
Lackner cho rằng việc xây dựng các khu rừng nhân tạo bằng công nghệ này cần ít nhất 20 năm, nhưng có thể hoàn thành sớm hơn nếu ý tưởng tiếp tục được hỗ trợ. Vào tháng 10/2015, một công ty của Canada đã mở một nhà máy ở Squamish, Mỹ để hấp thụ CO2 từ không khí và chuyển nó thành dạng rắn. Nhà máy này đã thu hồi được tổng cộng 10 tấn CO2.
Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/san-pham-cong-nghe/cay-nhan-tao-hap-thu-khi-co2-gap-1-000-lan-cay-xanh-3444303.html
đây sẽ là giải pháp hiệu quả để cải thiện môi trường , xử lý khí thải , nhất CO2 , mong rằng một môi trường tốt hơn và mô hình này sẽ được nhân rộng nhiều hơn nơi trên thế giới
ReplyDelete