BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - CẦN LẮM NHỮNG NGƯỜI TRỌNG DÂN, VÌ DÂN!

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 216 - 2020 đang đến gần. Người dân kỳ vọng Quốc hội khóa mới sẽ lựa chọn được những đại biểu trọng dân, vì dân, bám sát những vấn đề chính trị - xã hội đang diễn ra và dám phát biểu thẳng thắn, chất vấn Quốc hội nên và không nên làm gì, góp phần đưa ra các quyết sách đúng đắn của Quốc hội. Cần lắm những cái tên tương tự như Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Dương Trung Quốc... chứ không phải những vị đại biểu Quốc hội ngồi họp chỉ biết im lặng vỗ tay hưởng ứng, sợ ảnh hưởng tới “cái ghế” của mình. Thực sự tôi kính nể ông Trương Trọng Nghĩa bởi ngoài năng lực, trình độ hiểu biết giúp ông có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết và thuyết phục khi thảo luận về Luật biểu tình, Luật Tố tụng hình sự... thì ông là người nắm bắt rõ ràng hơn ai hết sứ mệnh và trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội. Ông nói: Đại biểu Quốc hội của mỗi nước có những đặc thù khác nhau. Nhưng khác gì thì khác thì đại biểu Quốc hội cũng là do nhân dân bỏ phiếu bầu. Nhân dân lựa chọn, trực tiếp trao sứ mệnh nên đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm báo cáo với nhân dân về việc thực hiện sứ mệnh mà nhân dân tin tưởng giao cho. Phát ngôn, hành động của đại biểu Quốc hội chỉ có một đích nhắm duy nhất là quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Muốn thực hiện được sứ mệnh ấy, đại biểu Quốc hội lúc nào cũng phải liên hệ mật thiết với nhân dân.

Một phong trào rầm rộ diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm ky 2016-2021 - “ Phong trào tự ứng cử độc lập” do ông Nguyễn Quang A phát động, gây quan tâm lớn từ phía dư luận khi có nhiều sự hưởng ứng tức thì từ những cái tên như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Trang Nhung, Ngô Xuân Phúc, Võ An Đôn, Bùi Minh Quốc... Qua đây, có thể thấy tự ưng cử là quyền công dân khi đã đủ 21 tuổi, được ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân số 85/2015/QH13, cho nên việc những người này được tự ứng cử là thể hiện cho tính dân chủ của cuộc bầu cử. Nhưng điều tôi quan tâm là qua sự quảng cáo rùm beng của ông Nguyễn Quang A thì nếu các ông này trở thành đại biểu Quốc hội, liệu các ông sẽ làm được những gì cho người dân?

Ts. Nguyễn Quang A trong một buổi "chém gió"

Thứ nhất, đại biểu Quốc hội phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, không vi phạm pháp luật, không phải tham gia cho vui, cho có trải nghiệm.
Nhìn lại tiểu sử xuất thân của ông trưởng lão “zân chủ” Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng “phong trào tự ứng cử độc lập”, có thể thấy: Ông Tiến sĩ Nguyễn Quang A sinh năm 1946 ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, vốn là con trai duy nhất trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha ông là Liệt sĩ chống Pháp. Nhờ đó, ông được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên cho đi du học ở Hunggari, trở thành Tiến sĩ khoa học ngành Điện tử viễn thông năm 1982. Được nuôi dưỡng trong một môi trường cách mạng, được Đảng và Nhà nước ta cho ăn học tử tế, lẽ thường, ông phải biết phát huy truyền thống của gia đình, tiếp nối những đóng góp mà Cha ông đã làm, cống hiến trí tuệ, tài năng cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho Đảng, Nhà nước ta. Thế nhưng, cầm tấm bằng về nước, trở thành một Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ông này bộc lộ những tham vọng cá nhân, ham hố quyền lực rất rõ nét. Khi những yêu cầu này không được đáp ứng, ngay lập tức ông này nảy sinh bất mãn với chế độ, với chính quyền và có nhiều hoạt động chống Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng vấn đề dân chủ, ông này tham gia thành lập cái gọi là “Viện nghiên cứu phát triển IDS” – mang tiếng là một tổ chức độc lập, một tổ chức mở, phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan Nhà nước và Tổ chức xã hội, nhưng kể từ khi thành lập, tổ chức này đã đi ngược với tên gọi, không có đóng góp gì cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch của Đảng mà toàn nêu ý kiến đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; trước nguy cơ bị giải thể tổ chức, ông này liên tiếp đưa ra nhiều lời nói, việc làm và những hành vi tiêu cực trái với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng, thay đổi Hiến pháp 1992 và đi đến đòi thay đổi thể chế... Hành vi của Nguyễn Quang A chào cờ ba que - biểu tượng những kẻ “chống cộng” trong buổi Lễ gây quỹ cho tổ chức VOICE của Việt Tân gây phẫn nộ lớn trong dư luận.

Ông này đích thị là kẻ phản bội Cha mình, phản bội Tổ quốc, phản bội chế độ. Cho nên việc ông ta thiết lập “Phong trào tự ứng cử độc lập” cũng không nằm ngoài mục tiêu mà ông đang theo đuổi trên con đường hại nước, hại dân.
Một người như ông mà trở thành đại biểu Quốc hội thì những ý kiến đưa ra chỉ là phá hoại, chỉ là phản động, chỉ là “bôi đen” chế độ, không hơn không kém.
Chúng ta nghe bà Nguyễn Thị Hà, vợ ông A khi nói về việc tự ứng cử của ông: ông A bây giờ ở nhà không làm gì, buồn nên ra ứng cử đại biểu Quốc hội cho đỡ buồn. Thế đấy, làm đại biểu Quốc hội để cho vui thì cũng đủ thấy tư cách cũng như tính nghiêm túc của ông này là thế nào rồi.
Thứ hai, đại biểu Quốc hội phải biết tôn trọng cử tri, là đại diện cho lợi ích, cho tiếng nói của cử tri cả nước, như vậy, cần có sự tín nhiệm cao từ phía cử tri. Chúng ta hãy xem sự ủng hộ ngay từ cử tri nơi cư trú của ông Nguyễn Quang A và những người hưởng ứng “phong trào tự ứng cử độc lập” của ông ta trong vòng hiệp thương lần 3, khi Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố tổ chức “Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội” thì mức độ ủng hộ của cử tri đối với những người trên được thể hiện bằng kết quả sau:
Tại Hà Nội: ông Nguyễn Quang A đạt 6/75 phiếu ủng hộ, các ông, bà Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà tự ý tẩy chay “Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri”, ông Nguyễn Xuân Diện: đạt 6/66 phiếu ủng hộ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh: ông Hoàng Văn Dũng đạt 7% phiếu ủng hộ, bà Nguyễn Trang Nhung đạt 01/63 phiếu.
Tại các địa phương khác: ông Bùi Minh Quốc (Lâm Đồng) tự ý tẩy chay hội nghị; ông Ngô Xuân Phúc (Nghệ An): đạt 10/106 phiếu ủng hộ; ông Võ An Đôn (Phú Yên): đạt 29/86 phiếu ủng hộ; ông Võ An Đôn (Phú Yên): đạt 29/86 phiếu ủng hộ.
Trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, khi bị nhận xét là không biết đến cử tri, dân địa phương, không bao giờ tham gia hoạt động cộng đồng, không tham gia một tổ chức chính trị - xã hội nào, ông A và hội “zân chủ” của ông liên tục có những lời lẽ “chợ búa”, mạt sát người dân khi cho rằng những cử tri tham gia bỏ phiếu nếu không là “loại” chỉ biết làm nội trợ thì cũng không đủ năng lực nhận thức chính trị. Bà Đặng Bích Phượng còn phủ nhận giá trị của hội nghị cử tri, phủ nhận những thủ tục bầu cử hiện nay, ông Nguyễn Đình Hà khẳng định nếu thấy hội nghị cử tri có dấu hiệu “đấu tố” sẽ không thèm tham gia và ra về luôn. Điểm chung của nhóm tham gia “phong trào tự ứng cử độc lập” là sự kỳ thị, thái độ “thù địch”, coi thường cử tri nơi cư trú. Và điều này cho thấy kết quả vòng hiệp thương lần thứ 3 là chính xác, không thể để cho ông Nguyễn Quang A và những người không xứng đáng đi tiếp trên chặng đường tìm kiếm những đại biểu Quốc hội biết trọng dân, vì dân./.

GIÓ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment