NGÀY HỘI CỦA NHÂN DÂN, VÀ MỘT SỐ KẺ ĐI BUÔN MANG DANH DÂN CHỦ?

Cứ mỗi dịp diễn ra sự kiện chính trị lớn của đất nước thì các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, chống phá. Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2016 – 2021 lần này không phải là ngoại lệ. Chúng ta cần cảnh giác và chủ động đấu tranh làm thất bại mưu đồ đen tối đó.


Gần đây, trên trang mạng của Tổ chức phản động lưu vong Việt Tân và một số trang mạng phản động khác có đăng tải bài viết “Quốc hội hay hội nghị đảng viên mở rộng?”. Qua đó, xuyên tạc một cách trắng trợn tình hình, thực tế cũng như vị trí, vai trò của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ tự cho mình là những nhà dân chủ, là những người yêu nước chân chính. Thế nhưng, lại đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước. Tỏ rõ thái độ hằn học, chống đối, tung lên các trang mạng đủ loại thông tin xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Họ phát tán nhiều tài liệu kích động phản đối Quy chế bầu cử Quốc hội và cho đó chỉ là “hình thức”. Thậm chí có kẻ đã tiếp tục xuyên tạc: Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đề cử chỉ là “độc quyền của Đảng” và các tổ chức bầu cử là cánh tay “nối dài” của họ; rằng: “Việt Nam không có dân cử, dân bầu, chỉ có Đảng cử, Đảng bầu”; rằng ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn “ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử bị loại bỏ một cách “không thương tiếc”. Không những thế, họ còn tán phát nhiều tài liệu như: “Tuyên bố số 9 về quyền tự ứng cử Đại biểu Quốc hội của công dân”, “Tự ứng cử trong chế độ toàn trị”, v.v. hòng kích động, cổ súy cho quyền tự ứng cử của một số phần tử cơ hội, bất mãn, tạo ra lực lượng đối trọng trong Quốc hội. Đồng thời, kêu gọi các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử” vào Quốc hội, “hãy tập hợp thành từng nhóm để giám sát quá trình bầu cử” và hô hào “ký tên” ảo tung hô, ủng hộ cho người này, người kia, v,v..

Với tư duy của những nhà “dân chủ”, của “những người yêu nước chân chính” không hiểu họ không biết, hay cố tình nhắm mắt làm ngơ cho rằng: “Bầu cử quốc hội ở Việt Nam từ lâu không được quần chúng quan tâm, cho dù nó được nhà nước tôn vinh là Cơ quan quyền lực cao nhất”. Nhưng trên thực tế lần bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XII (2007 – 2011) diễn ra vào ngày 20-5-2007 tỉ lệ cử tri bỏ phiếu là 99,64%; trong lần bầu cử quốc hội gần đây nhất, đó là quốc hội khóa XIII( 2011-2016), tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 99,51%. Như vậy, bầu cử quốc hội không những được quần chúng quan tâm, mà còn ở tỉ lệ rất cao, có tới hơn 99% cử tri trong cả nước tham gia. Không biết các nhà mang danh “dân chủ” và “yêu nước chân chính”có suy nghĩ gì về những con số ấn tượng này?

Tiếp theo, họ đã đưa ra những bài viết đưa ra phê phán quy chế bầu cử dân chủ là thiếu công khai, minh bạch và “không có ở nước nào trên thế giới mà đại biểu quốc hội phải qua sự giới thiệu của Mặt trận tổ quốc”. Như chúng ta đã biết: Mặt trận tổ quốc Việt Nam là là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự quy định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị, nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc bầu cử, góp phần đảm bảo việc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày Hội của nhân dân. Ngoài ra, còn có các tổ chức hiệp thương khác tham gia vào việc giới thiệu người vào quốc hội.

Ngoài ra, các bài viết của các nhà mượn danh “dân chủ” đã đưa ra những con số rất thiếu thực tế từ Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của các tỉnh thành trong cả nước và cho rằng những con số này là thiếu minh bạch và dân chủ. Hơn nữa, bài viết còn nêu ra sự “bất cập”về tỉ lệ đảng viên, người không phải là đảng viên, dân tộc thiểu số tham gia quốc hội…Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2016 – 2021 lần này Đảng ta đã xác định: đặt lên hàng đầu là vấn đề quyền lực và quyền lợi của nhân dân. Điều đó đã được thể hiện ngay trong từng khâu, từng bước của quy trình bầu cử. Vì thế đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, đúng pháp luật. Với trách nhiệm là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội, cũng như từ bản chất, truyền thống của mình, Đảng ta ý thức rất rõ điều đó nên đã sớm ban hành Chỉ thị 51-CT/TW về lãnh đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong đó, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử theo tinh thần dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Những người đó phải đủ tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu, có quan điểm lập trường chính trị vững vàng; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ. Đồng thời, chú ý đến cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.

Tại Hội nghị hiệp thương Lần thứ nhất vừa qua, với tinh thần dân chủ cởi mở, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nêu vấn đề như: nên nâng cao hơn số lượng đại biểu là người ngoài Đảng; xem xét thêm cơ cấu đại biểu là dân tộc ít người; cần rút kinh nghiệm phát huy dân chủ của Đại hội XII đưa vào cuộc bầu cử Quốc hội lần này; nên có cơ cấu cho người tự ứng cử nhưng phải coi trọng đến tiêu chuẩn…Như vậy là cả trong Chỉ thị của Đảng và thảo luận, quyết định của các cơ quan tham gia Hội nghị Hiệp thương đều không có chuyện như những người “bất đồng chính kiến”, những nhà “dân chủ mạng” phát tán: “Việc đề cử chỉ là “độc quyền của Đảng”… Ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn “ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử bị loại bỏ một cách “không thương tiếc”…Tuy nhiên, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính quyền các cấp và toàn quân, toàn dân ta sẽ còn nhiều công việc phải làm để bảo đảm cho cuộc bầu cử Quốc hội XIV thành công. Trong đó, cần tỉnh táo trước những thủ đoạn mượn danh “dân chủ” và “yêu nước chân chính” của các thế lực thù địch để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử lần này của chúng ta./.

GIÓ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment