Sau hàng loạt sai phạm về cấp chứng nhận phân bón tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Nam bộ (Trung tâm vùng Nam Bộ) được phanh phui trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa kỷ luật một loạt lãnh đạo của Trung tâm trên.
Theo đó, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ (Trung tâm vùng Nam bộ), Phó Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia bị cách chức và thuyên chuyển công tác do để xảy ra vi phạm có tính chất nghiêm trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Trung tâm vùng Nam bộ.
Ngoài ông Tuấn, 2 cá nhân khác liên quan là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Quyền Trưởng phòng Quản lý chất lượng và Môi trường; ông Trương Hợp Tác, nguyên Trưởng phòng Quản lý Đất và phân bón bị phê bình, rút kinh nghiệm và chuyển công tác khác, không liên quan đến lĩnh vực phân bón.
Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ, nơi để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng về cấp chứng nhận phân bón gây xôn xao dư luận vừa qua |
Trước đó, như Dân Trí đã đưa tin, trong các đợt thanh tra vào cuối tháng 5/2016 cơ quan Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động cấp chứng nhận phân bón của 11 đơn vị là doanh nghiệp được Cục Trồng trọt chỉ định là đơn vị thử nghiệm, cấp chứng chỉ nhưng không đủ chức năng, điều kiện và thẩm quyền. Đặc biệt, cơ quan Thanh tra của Bộ đã khui ra nhiều sai phạm có tính chất kéo dài, nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm vùng Nam Bộ và đề nghị cơ quan công an vào cuộc.
Cụ thể, trong các giấy phép được cấp, Trung tâm vùng Nam bộ chỉ được hoạt động chứng nhận phân bón DAP (phân bón vô cơ hỗn hợp) và phân lân. Tuy nhiên, thực tế Trung tâm trên lại cấp chứng nhận cho 1.274 sản phẩm phân bón không phải là phân bón DAP, phân lân và phân bón ngoài danh mục được phép. Theo thanh tra Bộ NN&PTNT, đây là hành vi cố ý làm trái quy định Nhà nước, chứng nhận ngoài phạm vi được giao, gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ các sai phạm về quản lý cấp phép đã dẫn đến sai phạm có tính chất "rất nghiêm trọng" đến chứng nhận phân bón bởi Trung tâm này đã chứng nhận kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy cho 496 sản phẩm không nằm trong danh mục qui định của Bộ NN-PTNT. Đồng thời, khiến cho hàng nghìn sản phẩm phân bón của 276 DN không được kiểm soát về chất lượng, chứng nhận sai giấy phép, bán tràn lan trên thị trường.
Ngoài quyết định cách chức, điều chuyển công tác một số lãnh đạo của Trung tâm trên, Cục Trồng trọt cho biết sắp tới sẽ rà soát, ban hành các quy chế quản lý, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác. Đại diện Cục Trồng trọt hứa: ngay trong tháng 8 Cục này sẽ trình lên Bộ NN&PTNT quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Nguồn: http://dantri.com.vn/su-kien/bo-nong-nghiep-cach-chuc-ky-luat-mot-loat-can-bo-2016080506312833.htm
Cố ý làm trái gây hậu quả nghiệm trọng phải bỏ tù mới đúng. Nếu ai đã làm nông nghiệp sẽ thấy rằng phân bón giả gây thiệt hại lớn thế nào vì không có cơ hội để sửa sai, cây đã quá hạn bón phân, chỉ có thể thu năng suất thấp.
ReplyDeleteCái này do chế tài không nghiêm. Chưa có luật cụ thể. Việt Nam ta là vậy, luật cứ sửa đổi bổ sung mãi lần mà không chặt chẽ được
DeleteLuật pháp Việt Nam không nghiệm, những các bộ như vậy truy tố trách nhiệm hình sự. Nếu cán bộ nào cũng sai phạm cũng luân chuyển, cách chức thì nước Chúng ta khi nào mới phát triển, nhân dân đóng thuế nuôi bộ máy chính quyền mà sai phạm xảy ra chỉ có cách chức, luân chuyển là không đúng,
ReplyDeleteĐây rõ ràng là tham nhũng, lợi ích nhóm, là hình thức bảo kê cho tội phạm làm hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến SX của hàng triệu nông dân. Xử lý trách nhiệm thế sao được. BAO CHE, hay lại vi phạm lần đầu, nhân thân tốt, có công ( vói trên ).
ReplyDeleteNhất trí với Nguyễn Hùng, vi phạm nghiêm trọng, kéo dài mà chỉ cách chức thuyên chuyển công tác thì dù có hay không người dân vẫn có quyền được hiểu đó là sự bao cho của nhóm lợi ích, việc chạy chọt đưa và nhận hối lộ trong việc giải quyết vi phạm.
ReplyDeleteCách chức thuyên chuyển công tác mà làm gì vì bản chất đã thế rồi làm đâu cũng phải có người theo dõi để không làm bậy .Tốt nhất là cho nghỉ hưu trước thời hạn nếu không thuộc diện buộc thôi việc sẽ góp phần vào việc tinh giản biên chế bộ máy vốn cồng kềnh và không hiệu quả .
ReplyDeletethiết hại thì nông dân chịu, thiệt hại quy ra là bao nhiêu nhưng chỉ kỷ luật và chuyển công tác, có thể chuyển lên cao nữa. Vậy kỷ luật đó tương xứng với thiệt hai gây ra chưa.
ReplyDeleteRút kinh nghiệm chuyển công tác khác từ này nghe hoài mà không biết chán. nhân dân mong chờ nhà nước mới thi phai thay doi cai tu rut kinh nghiem rut hoai ma khong biet chan sao?
ReplyDeleteHàng triệu nông dân mua phải phân bón giả chỉ vì cái giấy chứng nhận các ông cấp ra, thiệt hại chưa thể tính được, vậy mà chỉ cách chức, chuyển công tác... Đề nghị truy tố, xét sử, mới răn đe được những quan sếp đang có ý định làm liều hại dân.
ReplyDeleteHình thức kỷ luật là "chuyển công tác",haha Nếu vi phạm nặng như vậy mà chỉ có "chuyển công tác",thì ôi cái XH này bao giờ mới khá lên được!
ReplyDeleteSản xuất kinh doanh phân bón giả phải được kết thành tội phản quốc mới đúng. Tuy không gây chết người nhưng làm suy giảm kinh tế quốc gia
ReplyDeleteChỉ vì tiền mà người ta sống trên mồ hôi công sức của người dân,làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngàn hộ dân,việc này phải truy tố không thể cách chức và rút kinh nghiệm,chuyển công tác khác được.
ReplyDeleteChuyện này đáng để ngồi tù đấy các ông ạ. Việc làm rõ là nghiêm trọng nhưng chế tài lại chưa đủ mạnh. Nông nghiệp xưa vốn là gốc của kinh tế chứ chả phải đùa
ReplyDelete