Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài tới 4 ngày. Và dễ dàng nhận thấy càng đến gần ngày lễ, không khí càng vui tươi nhộn nhịp với rất nhiều chương trình kỷ niệm và các hoạt động vui chơi giải trí của nhân dân khắp cả nước. Thế nhưng có vẻ một số thành phần không hề mong muốn điều đó, họ muốn kéo tụt cảm xúc hân hoan của người khác. Điển hình là Nhà thờ Thái Hà với cái gọi là "Thông báo Về Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý – Hòa Bình".
Ảnh minh họa |
Bản thông báo này được đăng tải trên trang web nhathothaiha.net vào hôm 27/4 vừa rồi. Nếu chỉ lướt qua tiêu đề, người ta hoàn toàn lầm tưởng đây là một buổi cầu nguyện bình thường nhưng đến khi đọc những dòng nội dung đầu tiên mới thấy nó được dẫn lái rất tinh vi bằng những câu chữ sặc mùi chính trị, như sau:
"Những người “ở bên thắng cuộc” lại tiếp tục hoan hỷ mừng vui trên những đau thương của cuộc chiến với những lễ hội kỷ niệm tưng bừng. Những người ở “bên thua cuộc”, tiếp tục mang nỗi mặc cảm thua cuộc, cùng với những vết thương chưa bao giờ liền sẹo, nhức nhối."
Tôi tự hỏi một buổi cầu nguyện bình thường thì đâu nhất thiết phải viện dẫn một sự kiện lịch sử, một vấn đề lịch sử để đưa ra làm lí do tổ chức? Và ở đâu ra cái cụm từ "bên thắng cuộc", "bên thua cuộc" vậy? Hay là copy nhai lại thuật ngữ trong một cuốn sách lá cải của một gã trí thức nửa mùa nào đấy? Chiến tranh ắt hẳn có thắng có bại nhưng nếu nói là kẻ thắng người thua thì người đó không hiểu gì về chiến tranh. Chiến tranh đau thương, nhân dân là người gánh chịu. Nếu kẻ nào nói những lễ hội kỷ niệm kia do để ăn mừng thắng trận thì kẻ đó hoặc nhận thức thấp hoặc là kẻ mất trí. Không ai vui trên đau thương của cuộc chiến. Niềm vui của hàng triệu con người Việt Nam trong dịp này là để kỷ niệm ngày lãnh thổ được thống nhất trọn vẹn, mừng cho nhân dân hai miền sum họp, không bị chia tách.
Bản thông báo cũng cho rằng: "Có thể nói rằng, đất nước Việt Nam đã thống nhất 43 năm, nhưng kỳ thực, chưa bao giờ, người Việt thống nhất về nhân tâm, vẫn còn đó sự chia rẽ vùng miền, đảng phái chính trị, tôn giáo; vẫn còn đó những kỳ thị giữa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”; vẫn còn đó thái độ cha chú hay thói kiêu ngạo của những người cộng sản; và trên tất cả là cuộc chiến ý thức hệ giữa hai bên “Quốc gia” và “Cộng sản – vốn là nguyên nhân của cuộc chiến hai miền Nam Bắc kéo dài hơn 20 năm, nay vẫn đang tiếp tục chưa có hồi kết thúc. Tóm lại, chúng ta vẫn chưa vượt qua được quá khứ. Mảnh đất Mẹ Việt Nam vẫn đang bị con dân đất Việt tranh chấp, xâu xé từng ngày."
Đây toàn là những nhận định sai lầm. Dựa vào đâu mà kẻ viết dám khẳng định người Việt không thống nhất về nhân tâm, về chia rẽ vùng miền, đảng phái chính trị, tôn giáo, sự kỳ thị của "bên thắng cuộc" với "bên thua cuộc"? Những ngôn từ này thoạt nghe rất hàm ý triết học nhưng thực toàn là những lời vô căn cứ, đem tính cá nhân mà quy chụp xã hội. Và không biết kẻ viết ra thông báo kia có hiểu nội hàm khái niệm nhân tâm là gì, góc độ nhân tâm mà chính kẻ viết muốn đề cập, thế nào thì được coi là chia rẽ vùng miền không hay chỉ là một tên viết văn ba hoa xáo rỗng? Còn chuyện cho rằng cuộc chiến ý thức hệ giữa hai bên “Quốc gia” và
“Cộng sản – vốn là nguyên nhân của cuộc chiến hai miền Nam Bắc kéo dài
hơn 20 năm thì tôi lại muốn hỏi kẻ viết rằng: "Quốc gia" ở đâu khi người Cộng sản đứng lên cướp chính quyền từ tay Pháp - Nhật? "Quốc gia" ở đâu trong suốt 9 năm trời người Cộng sản và nhân dân kháng chiến chống Pháp? Hay "Quốc gia" là sản phẩm được Mỹ nhào nặn lên trong quá trình hất cẳng Pháp để vào Đông Dương, được Mỹ cung cấp tiền bạc vũ khí, để ngăn cản sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội, của những người cộng sản, ngăn cản quá trình thống nhất Việt Nam? "Quốc gia" ở đâu khi tự tay xé bỏ nội dung hiệp định Giơ ne vơ khi tổng thống Ngô Đình Diệm thẳng thừng từ chối tổng tuyển cử và rồi sau này những kẻ bám càng lại vu oan cho rằng cộng sản đem quân xâm lược? Như thế để cho thấy, kẻ viết là tay mù lịch sử hoặc cố tình bôi nhọ lịch sử.
Xét cho cùng, nếu cầu nguyện để xin quốc thái dân an, cho gia đình yên ấm, hạnh phúc thì rất đáng hoan nghênh. Thiên Chúa cũng như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, không có sự phân biệt. Nhưng đừng bao giờ đưa một lý do chính trị nào vào đây bởi như thế là làm mất tính thánh thiện của đạo. Vì đạo sẽ không còn là đạo nữa mà biến thành cơ sở cho những kẻ muốn lợi dụng tôn giáo để tập trung lực lượng chính trị chống đối. Và cầu nguyện chỉ là những buổi lễ giả vờ. Tôi cũng mong nếu có cầu nguyện cũng đừng bao giờ nhắc đến hai từ "Quốc hận" hay "Phục Quốc" vì vốn dĩ hai từ này chưa từng tồn tại.
Tôi xin dẫn lại lời của một người trong cuộc chiến hơn 40 năm trước - cố Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Cao Kỳ và hi vọng những con người u mê hôm nay sớm tỉnh ngộ:
"Nước Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc? Chưa kể là một
số người cho là 3 triệu người hải ngoại là nhân danh tổ quốc. Và tôi
từng hỏi nếu họ thật sự yêu nước thì họ phải biết ngồi im và biết suy
nghĩ chứ đừng đi theo một lũ côn đồ, hám danh hám lợi, lừa gạt mọi
người. Cứ nhân danh chính nghĩa quốc gia, nhân danh tự do dân chủ, nhân
danh chống cộng, dân chủ mà đi lừa gạt người ta... Mặc dù hàng ngày
trong suốt hơn 30 năm rồi, bất kỳ một ông chính trị gia nào, một ông chủ
bút nào cũng ra rả: "Chúng ta có sức mạnh, chúng ta có trí tuệ, chúng
ta có chất xám, chúng ta có tiền, giờ chúng ta chỉ cần đoàn kết chúng ta
sẽ có sức mạnh thay đổi chế độ trong nước". Nhưng trong suốt hơn 30 năm
nay ở hải ngoại chưa bao giờ làm được chuyện đó và tôi nghĩ sẽ không
bao giờ làm được. Bởi vì với kinh nghiệm hơn 30 năm cho thấy: khi tiền
dồn lại cho một anh thì anh đó ôm tiền đi ... trốn luôn."
MAI CHIẾU THỦY
0 comments :
Post a Comment