Lời tựa: Từ trước đến nay, Mỹ và các nước phương Tây tích cực lên tiếng ủng hộ dân chủ, nhân quyền cho dân tộc các nước trên thế giới và tích cực sử dụng chiêu bài này để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nhằm phục vụ mưu đồ chính trị cũng như lợi ích của các nước lớn. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng của Mùa xuân Ả rập (2011) – một hình thức của cuộc cách mạng màu, sử dụng khẩu hiệu đấu tranh đòi “dân chủ, nhân quyền”, “thoát khỏi sự cai trị của chế độ độc tài Al-Assad”, chúng ta xem, sau 5 năm, nhân dân Syria đã được gì nhờ cuộc cách mạng dân chủ, nhân quyền này?
Là một trong những nước có vị trí chiến lược ở Trung Đông, lại có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, nên từ lâu, Syria luôn là khu vực tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nga. Với đường lối “thân Nga”, Chính phủ Al-Assad luôn bị coi là cái gai trong mắt của Mỹ và các nước phương Tây. Trong giai đoạn 2011-2012, dưới sự tác động, hỗ trợ đằng sau của Mỹ và phương Tây, phong trào Mùa xuân Ả-rập xuất hiện, lan nhanh ở nhiều nước trong khu vực Trung Đông như Ai Cập, Lybia,… và nhanh chóng lan sang Syria. Với sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ và phương Tây, dưới chiêu bài đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, phản đối chống chính phủ, trong thời gian ngắn, phe đối lập đã kích động hàng nghìn cuộc biểu tình trong nước. Vì cuồng tin vào những viễn cảnh mà phe đối lập vẽ ra, một bộ phận người dân Syria đã tích cực tham gia tuần hành, biểu tình, chống chính phủ. Căng thẳng ngày càng lên cao, dẫn đến cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ với hàng chục phe nhóm quân sự trong nước. Cuộc chiến bắt nguồn từ “dân chủ - nhân quyền” dần bị quốc tế hóa, và kéo dài dai dẳng đến hôm nay.Trải qua 5 năm cuộc nội chiến bắt nguồn từ “dân chủ - nhân quyền”, đã khiến cho người dân Syria đón nhận vô vàn hậu quả.
Trước hết, cuộc nội chiến đã khiến hàng triệu người chết và bị thương. 470.000 người dân Syria thiệt mạng cả trực tiếp và gián tiếp. Theo ước tính, từ khi nội chiến ở Syria bùng nổ vào tháng 3/2011 đến nay, 11,5% dân số của Syria bị chết hoặc bị thương do chiến tranh, số người bị thương lên đến 1,9 triệu người.
Báo cáo cũng cho biết, trong số 470.000 người thiệt mạng ở Syria, ước tính có khoảng 400.000 người thiệt mạng do xung đột bạo lực.
Ngoài ra, đánh giá dưới một góc nhìn khác cho thấy một thực trạng kinh hoàng là tỉ lệ tử vong của Syria đã tăng rất cao từ khi nội chiến xảy ra.
Nếu như năm 2010, cứ 1.000 người thì có 4,4 người chết, nhưng đến năm 2015 tỷ lệ người chết đã tăng lên tới 10,9/1.000 người. Báo cáo cũng cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân Syria đã bị sụt giảm từ 70 (2010) xuống còn 55,4 tuổi (2015), khiến dân số của nước này đã giảm đi 21%.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra nạn tị dân ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia châu Âu. 45% dân số của Syria lưu vong, hơn 4 triệu người đã trốn ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, cuộc nội chiến này cũng gây ra tổn thất nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế, con số thiệt hại ước tính lên tới 255 tỷ USD. Tính riêng trong năm 2015, tỷ lệ đói nghèo ở Syria đã tăng mạnh lên 85%, ước tính có khoảng 13,8 triệu người dân nước này bị mất nguồn thu nhập. Cũng vì vấn đề an toàn mà phụ nữ ở đất nước bên bờ Địa Trung Hải này rất ít đi làm bên ngoài.
Cuộc nội chiến bắt nguồn từ cuộc cách mạng Mùa xuân Ả rập còn đưa tới làn sóng di cư, khiến hàng triệu người dân Syria mất nhà cửa, sống cuộc sống vô gia cư. Mỗi ngày, dòng người tị nạn cứ tiếp tục kéo về các nước lân cận như Lebanon, Jordan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ gặp nhiều nguy hiểm, thiếu thốn mọi thứ trên đường đi. Người tị nạn bất chấp tính mạng vượt biển để đến được các nước châu Âu nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Hơn 4 triệu người đã rời Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hầu hết là trẻ em và phụ nữ. Liên tiếp những cái chết bi thảm của người tị nạn trên biển Địa Trung Hải, mà gần đây nhất là hình ảnh thi thể bé trai 3 tuổi người Syria dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ hôm 2.9.2015 đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng.
Không chỉ với nhân dân Syria, cuộc cách mạng “dân chủ, nhân quyền” còn đưa tới một hậu quả nặng nề khác, mà thậm chí, còn làm tồi tệ hơn rất nhiều so với tình trạng dân chủ nhân quyền trước đó mà nó chống lại, đó là sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS. Cuộc nội chiến ở Syria đã tạo ra khoảng trống quyền lực, giúp một nhánh bạo lực ít được biết đến của Al-Qaeda vươn lên trở thành một tổ chức khủng bố đáng sợ nhất trên hành tinh, đó là tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Với sự hỗ trợ đằng sau của nhiều thế lực khác nhau, thậm chí là của nhiều Chính phủ các nước, IS đã vươn vòi của mình đánh chiếm, kiểm soát một vùng rộng lớn, giàu có nằm ở Syria và Irac, liên tục gia tăng lực lượng và tầm ảnh hưởng của mình. IS đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong khu vực và trên thế giới thông qua những hành động thảm sát những người thiểu số, bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục, hành quyết tù binh bằng những phương thức man rợ nhất. IS trở thành nỗi sợ cho chính nhân dân các nước Mĩ và phương Tây, nguồn cơn cho sự trỗi dậy của chúng.
Có thể nói, 5 năm nhìn lại, cuộc cách mạng “dân chủ - nhân quyền” ở Syria đã đem lại những điều tồi tệ nhất, mà chính người dân, những người tham gia ủng hộ nó trước đây không thể lường trước được: nghèo đói, chết chóc, khủng bố, hoang tàn. Syria là minh chứng rõ ràng nhất cho hậu quả của chiêu bài “dân chủ - nhân quyền” mà Mỹ và phương tây luôn cố gắng thực hiện ở các nước, trong đó có Việt Nam. Có lẽ, hàng triệu người dân Syria ngày nay đã cầu nguyện rằng: Chưa có phong trào “dân chủ - nhân quyền” nào nổ ra trên đất nước yên bình này. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những người còn cả tin vào dân chủ - nhân quyền mang nhãn hiệu Mỹ và phương Tây.
Con đường phía trước
0 comments :
Post a Comment