Chúng ta đều thấy rằng, phong trào đấu tranh dân chủ của bầy rận trong thời gian vừa qua đã chứng kiến những thất bại hết sức thảm hại. Từ “phong trào tự ứng cử” do Nguyễn Quang A cầm đầu để phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến phong trào kích động biểu tình nhằm thực hiện cuộc “cách mạng cá” qua sự việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trường ở các tỉnh miền Trung do sự chỉ đạo của Việt Tân.
Qua những thất bại thảm hại đó, đám dân chủ cuội đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau như: do quần chúng nhân dân “không nhận thức được” “hoạt động đấu tranh dân chủ” hoặc do bị Công an “côn đồ” đàn áp… Một trong những nguyên nhân quan trọng mà đám dân chủ chỉ ra đó là chưa có “lãnh tụ” cho phong trào đấu tranh dân chủ “Có rất nhiều ý kiến cho rằng một trong những lý do chính yếu làm cho phong trào đấu tranh chống độc tài đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội, cơm no áo ấm tại nước ta chưa đạt được những kết quả như mong muốn là vì phong trào không có hoặc chưa có lãnh tụ.”
Đây cũng là tiêu đề mà của một bài viết đăng trên lề trái Dân làm báo ngày 8/8/2016 “Đi tìm lãnh tụ cho phong trào đấu tranh hôm nay”. Bài viết này giống như một ao ước của đám dân chủ khi mà chúng chưa thể có cách lý giải phù hợp cho sự thất bại mang tính khách quan của phong trào dân chủ. Nhưng trớ trêu thay, từ nhận thức đến thực tế thì các quan điểm để luận giải cho nguyên nhân này đều cho thấy sự ngu si của chúng.
Bài viết đã đưa ra ví dụ về những lãnh tụ của các phong trào cách mạng trên thế giới, của các vị lãnh tụ trong lịch sử đất nước. Đặc biệt, chúng còn cho rằng, hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh đã bị “thần tượng hóa lãnh tụ của họ như một hình tượng siêu nhân không ai có thể thay thế được để qua đó bảo vệ sự cai trị vĩnh viễn của mình” . Để rồi lại sủa lên những luận điệu hạ bệ hình tượng Người theo thói quen mà Dân làm báo thường làm.
Từ những luận điệu đê hèn đó đến việc tác giả bài viết tìm đến việc tra cứu tiêu chuẩn của một lãnh tụ trên Wikipedia như sau: “Lãnh tụ thường được xem là những vĩ nhân, theo các định nghĩa kinh điển thì lãnh tụ là những người có các phẩm chất sau: Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế, thời đại; Có năng lực tập hợp đông đảo quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế, thời đại; Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.
Qua đó, chúng đã đưa ra một loạt các ví dụ điển hình có thể trở thành lãnh tụ của “phong trào dân chủ” như: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoan Trang... như các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng, Trần Anh Kim…Vậy, những kẻ kia có thể trở thành lãnh tụ của phong trào dân chủ mà chúng kỳ vọng hay không? Câu trả lời là không bao giờ. Bởi lẽ:
Trước hết, một vị lãnh tụ của bất kỳ phong trào nào đều có những tiêu chí nhất định như trên Wikipedia đã đưa ra. Nhưng những “nhà dân chủ” nêu trên thì lại chẳng đạt một tiêu chí nào cả. Điểm mặt những nhân vật đó thì toàn là những kẻ luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, đối tượng nào cũng đưa cái tôi lên trên hết. Có những kẻ có chút kiến thức thì lại chẳng có tí đức nào, có kẻ thì đức chẳng có mà tài lại cũng không. Điểm nổi bật của những kẻ này là mưu cầu lợi ích cá nhân là chủ yếu, vì tiền là chủ yếu, có kẻ thì lại luôn mơ hồ, ảo tưởng lúc nào cũng như trên mặt trăng thì làm sao có thể đáp ứng được những tiêu chí cơ bản của một lãnh tụ được.
Hơn nữa, chính vì lợi ích cá nhân chứ không hề vì đất nước, vì dân tộc nên ngay trong “giới dân chủ” không kẻ nào chịu kẻ nào, kẻ nào cũng cho mình là nhất. Vì vậy, trong giới dân chủ trong nước, các “nhà dân chủ” thi nhau lập hội nọ, nhóm kia để mình được lên làm người đứng đầu của các hội, nhóm đó nhằm tự quảng bá cho hình ảnh của mình. Và theo thống kê thì đến nay trong nước đang tồn tại vài chục hội, nhóm như vậy. Chính sự tồn tại này dẫn đến “Phải chăng ở trong nước vì chúng ta có quá nhiều lãnh tụ nên trở thành không có lãnh tụ, có quá nhiều tổ chức nên trở thành không có tổ chức.” Đây chính là một sự thừa nhận đầy khách quan về phong trào dân chủ hôm nay của đám dân chủ. Đồng thời, cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao đến giờ phong trào dân chủ vẫn chưa tìm ra được “lãnh tụ”.
Công Mẫn
0 comments :
Post a Comment