Chuyện tòa trọng tài quốc tế sắp ra phán quyết vào thời gian sớm nhất về việc Philippine kiện những hành động vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông đang khiến cho thế giới đặc biệt quan tâm. Người ta quan tâm xem Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo khi có nhận định cho rằng, tòa trọng tài quốc tế sẽ có những phán quyết có lợi cho Philippines.
Và đúng thực sự như vậy, Trung Quốc đã ngay lập tức có những động thái để chuẩn bị ứng phó với tình huống đó. Điều dễ nhận thấy nhất từ Trung Quốc đó là việc Trung Quốc đang tìm cách phân hóa ASEAN và tìm kiếm đồng minh. Đó là những thủ đoạn mà Trung Quốc vẫn đang làm và chỉ có thể làm lúc này. Trung Quốc đã lôi kéo và làm phân hóa ASEAN trong quan điểm về vấn đề biển Đông thực sự là một ván cờ khá lợi hại.
Việc Campuchia từ lâu đã gần như ra mặt ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông là một minh chứng rõ ràng nhất. Vừa qua, hệ quả của việc ASEAN rút lại tuyên bố Biển Đông ít nhiều khiến Campuchia phải khổ sở. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Campuchia là nguyên nhân chính. Từ lý do đó mà vừa qua, ông Hunsen đã “phản pháo” vụ ASEAN rút tuyên bố Biển Đông theo đó, ông đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích cho rằng Campuchia là nguồn cơn khiến ASEAN phải rút tuyên bố cứng rắn về Biển Đông. Cái lý mà ông Hun Sen đưa ra là “Campuchia là một “quốc gia độc lập” và “với tư cách là thành viên ASEAN, Campuchia tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ, nguyên tắc đồng thuận… và coi ASEAN là một kênh ngoại giao trong hợp tác khu vực và quốc tế”..
Rõ ràng, đó là những lời lẽ nhằm che dấu đi một Campuchia đang cực kỳ khó xử và bị chi phối khá nhiều trong quan hệ quốc tế. Điều này càng được thể hiện rõ khi ông Hun Sen vừa qua tuyên bố, không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.
Theo một số tờ báo thế giới đã dẫn lời các chính khách Campuchia bác bỏ việc nước này góp phần phá vỡ tuyên bố chung tại Hội nghị ở Côn Minh với lời nói của ông Hunsen: “Làm ơn, các nước có tranh chấp Biển Đông, hay đến và nói chuyện với nhau, Campuchia sẽ trung lập trong vấn đề này. Campuchia sẽ không thể là con rối của bất cứ ai trong vấn đề Biển Đông”, ông Hun Sen nhấn mạnh, rằng mặc dù là một nước nhỏ và nghèo, song Campuchia sẽ “không ngu ngốc trong các chính sách đối ngoại của mình”.
Đó là những lời phân tích, giải thích từ phía Campuchia. Những quan điểm đó là đúng nếu đứng từ phía lợi ích quốc gia Campuchia; nhưng rõ ràng, nó đã không đứng về phía chính nghĩa, ít nhất là bảo vệ cái đúng, lên án cái sai và bảo vệ pháp luật quốc tế. Lời nói của ông Hunsen không sai nhưng ông đã nhầm một điều rằng chẳng ai (ngay cả ASEAN) bắt buộc hay lợi dụng Campuchia để chống lại một quốc gia khác. Cái mà ASEAN cần Campuchia đó là với vai trò của một quốc gia ASEAN thì phải bảo vệ chính nghĩa. Thế nhưng, Campuchia có lẽ đã lựa chọn lợi ích quốc gia của họ.
Cái bắt tay của ông Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị |
Nguyễn Hòe
0 comments :
Post a Comment