FORMOSA - HUNG THỦ GÂY RA CÁ CHẾT Ở MIỀN TRUNG

Vào 17 giờ 05 phút chiều nay, 30/6/2016, cuộc họp báo công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số địa phương ven biển miền Trung Việt Nam đã chính thức diễn ra. Ông  Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp. Tham gia buổi họp báo còn có các  đại diện của Bộ, ban ngành liên quan. Rất nhiều phóng viên báo, đài trong nước và nước ngoài đã đến theo dõi và đưa tin.
Mở đầu buổi họp báo, ông Mai Tiến Dũng thông tin cho biết, từ ngày 10/4, tình trạng cá chết bắt đầu xuất hiện ở Quảng Bình. Đến ngày 19/4, ngư dân Quảng Trị phát hiện và trình báo có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao chết và trôi dạt vào bờ biển. Hiện tượng này sau đó xuất hiện tại vùng biển Thừa Thiên Huế. Hàng tấn cá chết trôi dạt, lập lờ trắng bờ biển miền Trung. Nhiều thông tin trong dư luận cho rằng đường ống xả thải khổng lồ dưới biển của Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết bất thường.
Toàn cảnh cuộc họp báo công bố nguyên nhân cá chết
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, ngay sau khi vụ việc gây xôn xao trong dư luận này xảy ra, các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước đã trực tiếp, thường xuyên quan tâm, theo dõi và chỉ đạo giải quyết vụ việc để trấn an dư luận, giao cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng tập trung chỉ đạo. Ngay lập tức các cơ quan, ban ngành chức năng đã vào cuộc, bước đầu đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội, môi trường, tinh thần chỉ đạo cơ quan khoa học trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan đúng pháp luật làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp.
Bộ trưởng cho biết thêm đã tổ chức trên 100 nhà khoa học, có sự phản biện của chuyên gia quốc tế, xác định nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa thiên Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt. Bộ Tài nguyên môi trường đã rà soát nguồn thải, thành lập đoàn kiểm tra. Với chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ Tài nguyên môi trường đã phối hợp các bộ ngành đã nhiều lần làm việc với Formosa Đài Loan cũng như Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28-6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh. Bên cạnh đó Formosa Hà Tĩnh cũng cam kết:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi trường để tạo niềm tin với người dân VN và bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật VN. 
Vậy là sau nhiều tháng chờ đợi, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành chức năng, cuối cùng nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số địa phương ven biển miền Trung, đã chính thức được công bố. Thủ phạm Formosa đã phải tuyên bố nhận trách nhiệm và bồi thường cho các sai phạm dẫn đến hiện tượng cá chết gây xôn xao dư luận.
Thời gian tới, công việc khắc phục hậu quả của Formosa sẽ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước và dư luận. Đây sẽ là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và những quy định pháp luật về môi trường nói riêng.

ĐỒNG XANH


Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

21 comments :

  1. sự thật đã được phơi bày. thủ phạm đã được tìm ra và dư luận đã được giải tỏa. mong răng ngư dân sẽ được bồi thường thích đáng nhất

    ReplyDelete
  2. Ngư dân cuối cùng cũng có được câu trả lời mà họ cần rồi, bây giờ cái quan trọng là xử lí như thế nao cho thỏa đáng

    ReplyDelete
  3. Cuối cùng cũng chịu nhận rồi à

    ReplyDelete
  4. Sau bao nhiêu nỗ lực cuối cùng Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời thích đáng

    ReplyDelete
  5. Rõ chân tướng rồi nhé. Để xem nó khắc phục thế nào.

    ReplyDelete
  6. Sự thú tội của FMS phải cho rằng muộn. 4 tháng vừa qua k hề co một chút lên tiếng nào. Cuộc đấu tranh để đưa ra ánh sáng với Đảng ta thật sự khó khăn và vất vả. Bền bỉ và lâu dài. hậu quả nó để lại vô cùng lớn, thiệt hại biết bao cuộc sống của ngư dân miền Trung. Mong rằng thú tội là chân thành và không giả dối.

    ReplyDelete
  7. hầy, ai có lỗi thì nhận, mà đã nói được mong FMS làm đượng đúng như đã hứa, cải thiện môi trường, giúp đỡ người bị ảnh hưởng và không tái phạm, chỉ cần thế thôi.

    ReplyDelete
  8. Mong là formosa làm đúng những gì họ cam kết, lúc xãy ra sự cố tưởng bị TQ giật dây nên hơi quạo, bình luận là muốn chửi cho bỏ tức, từ khi vụ bắn nhằm tên lửa của Đài Loan qua phía TQ thì lại suy nghĩ khác, mọi chuyện xem như đã rồi, thay vì bắt ngồi tù thì giám sát họ khắc phục hậu quả, chứ bây giờ đền tiền bao nhiêu cho đủ

    ReplyDelete
  9. Điều đáng nói là tâm lý mọi người đều theo kiểu, nó làm sai thì phải đuổi cùng giết tận nó, mà không nghĩ đến đuổi nó rồi trách nhiệm sẽ đổ lên đầu ai. Mình thì quan tâm đến việc kiểm tra giám sát các đầu tư nước ngoài trong thời gian tới sẽ ra sao hơn là nhìn vào cái đã rồi.

    ReplyDelete
  10. Mà mình thấy rất nhiều thanh niên não ngắn chê Nhà nước mất 3 tháng để tìm ra nguyên nhân mà ai cũng biết nhé. Xin thưa là với 1 tập đoàn kinh tế dễ gì buộc tội nó. chứng cứ không chặt chẽ nó kiện lại cho ấy chứ cúi đầu nhận tội à. Dân biết à, dân biết hay là dân đoán, dân có chứng cứ.

    ReplyDelete
  11. Chắc chắn là nhà nước Việt Nam sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho con dân của họ. Chúng ta cần cân nhắc các lợi ích để tìm ra cách khắc phục hợp lý nhất. hãy tin vào đảng vào nhà nước.

    ReplyDelete
  12. Nếu để so sánh xem có thể vừa lòng hay không thì các bạn có thể so sánh thời gian để quốc gia yêu cầu FMS bồi thường được, Mỹ 3 năm, Nhật 10 năm, còn VN thì ... 2 tháng, tiền Mxy còn đòi mãi chưa được nữa kìa, thế mới nói VN giỏi thế nào.

    ReplyDelete
  13. tôi thây một số trang mạng trước kia đòi biết nguyên nhân cá chết, giờ công bố nguyên nhân xong rồi mà vẫn chưa hài lòng bọn chúng, không hiểu làm thế nào thì bọn chúng mới chịu để yên cho đất nước nữa!

    ReplyDelete
  14. Nếu giờ đóng cửa FMS thì cũng có nhiều công nhân VN mất việc, nếu làm quá căng thì rất có thể FMS vượt quá khả năng chịu trách nhiệm và tháo chạy thì ta mất trắng. Hãy cứ FMS có thời gian thể hiện thiện chí của mình...

    ReplyDelete
  15. Dù sao thì FMS cũng đã nhận trách nhiệm,bước đầu đền bù thiệt hại và cam kết cải tạo môi trường,nâng cao công nghệ xử lí chất thải. Thiện chí của FMS đến đâu thì hãy để thời gian trả lời,nếu đó chỉ là những cam kết suông thì đóng cửa nhà máy chỉ là điều sớm muộn

    ReplyDelete
  16. Cái điều quan trọng bây giờ và bức thiết nhất là phải làm sao để giám sát chặt chẽ nó, không để cho nó có cơ hội làm càn 1 lần nào nữa. Mà không chỉ duy nhất công ty này, các công ty khác nữa cũng cần phải siết chặt

    ReplyDelete
  17. FMS cần hành động một cách xác đáng và gần gũi với nhân dân miền biển để thấu hiểu đc nỗi khổ của họ.Để biết được những gì ho đã gây ra là sai trái, cần xem xét lại lương tâm nghề nghệp của mình

    ReplyDelete
  18. Cần phải bắt FMS thực hiện đúng những lời mà họ đã hứa , đồng thời cũng phải siết chặt công tác quản lý các công ty trong vấn đề xử lý nước thải , không thể để những sự việc như thế này xảy ra thêm lần nữa .

    ReplyDelete
  19. Để có thể khiến cho Formosa cúi đầu nhận tội chúng ta đã mất rất nhiều công sức và thời gian, chúng ta đã phải nhờ đến những chuyên gia đến từ những nước phát triển hàng đầu thế giới. Không phải ngẫu nhiên gì mà tập đoàn này tự dưng lại ngoan ngoãn đến thế, chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã phải nhận tội trước nhân dân Việt Nam.

    ReplyDelete
  20. các cơ quan Nhà nước đang tập trung mọi nỗ lực vào việc tìm ra nguyên nhân cá chết, đấu tranh với Formosa để bắt chúng nhận tội

    ReplyDelete
  21. Với số tiền 500 triệu USD ban đầu đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang tích cực thống kê, đánh giá thiệt hại để thực hiện đền bù và hỗ trợ việc làm ổn định cuộc sống cho người dân.

    ReplyDelete