Theo dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, phát hiện cán bộ công chức, viên chức có tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai thì cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có thể khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu không giải trình được một cách hợp lý.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, để đảm bảo cho việc kê khai được chính xác, trung thực nhằm kiểm soát có hiệu quả hơn tài sản, thu nhập của người kê khai, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng đã mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành, bao gồm: Khi có căn cứ việc kê khai không trung thực, không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập; quy định việc xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính hoặc khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xét thấy cần xác minh tài sản, thu nhập của người được dự kiến bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm dưới 0,9 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet |
Việc xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý là quy định mới được dự thảo luật đưa ra nhằm thể chế hóa chỉ đạo của Đảng về việc nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
Cụ thể, dự thảo quy định, qua xác minh kết luận tài sản, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai thì cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý thuế xem xét, xử lý và truy thu thuế nếu người có nghĩa vụ kê khai giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu không giải trình được một cách hợp lý.
Kết quả xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý phải được công khai cho nhân dân được biết.
Theo cơ quan soạn thảo, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy để minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có hiệu quả thì cần hướng tới quản lý tài sản và kiểm soát thu nhập, chi tiêu trong toàn xã hội. Trong khi chưa thiết lập được cơ chế quản lý tài sản và kiểm toán thu nhập, chi tiêu toàn xã hội thì một số quốc gia đã áp dụng các phương thức thu hồi tài sản tham nhũng khác nhau như quy định là tội phạm đối với hành vi làm giàu bất chính (hiện có 45 nước và vùng lãnh thổ áp dụng điều này) và thu hồi hình sự đối với tài sản, thu nhập bất minh hoặc thu hồi dân sự đối với tài sản tham nhũng…
Việc đưa ra các giải pháp về thu hồi tài sản tại Việt Nam cần quán triệt chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và dựa trên các nguyên tắc pháp quyền, đảm bảo quyền công dân và quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật.
“Theo đó, việc tịch thu tài sản tham nhũng chỉ được thực thi khi có bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về hành vi tham nhũng của cá nhân và tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng đó”- Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, kế thừa quy định của Luật hiện hành, dự thảo đã bổ sung thêm quy định về hợp tác thu hồi tài sản tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng và nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Theo đó, VKSND Tối cao được giao là cơ quan đầu mối quốc gia trong việc hợp tác với nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng và chủ trì thực hiện việc cung cấp thông tin, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam và tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trong việc thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-giai-trinh-duoc-nguon-goc-tai-san-bat-minh-quan-chuc-se-bi-kien-ra-toa-201606281136314.htm
http://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-giai-trinh-duoc-nguon-goc-tai-san-bat-minh-quan-chuc-se-bi-kien-ra-toa-201606281136314.htm
thì trước đây cũng có mấy vụ kê khai tài sản đấy mà có mấy ai bị gì đâu nhỉ, trong khi quan chức nhà nước ta thì giàu lắm các bác ak, tài sản thì thôi rồi, cái này dân đều biết hết
ReplyDeletenói thế thế ra bữa giò biết mà không làm hay sao, bữa giờ cũng kê khai tài sản cả đấy, mà có mấy ông quan nào bị lôi ra đâu, nếu tính chỉ lương của họ, cho họ nhịn ăn luôn thử hỏi họ có được tài sản đấy không
ReplyDeleteđưa ra thế cũng được thôi, nhưng làm sao để thống kê được số tài sản của các cán bộ kìa, chứ tôi thấy mấy ông giàu nứt cả đất ra mà khi đi kê khai thì không mấy đồng thế mới hay chứ
ReplyDeletethực sự cái này khó làm, trước đây chúng ta cũng tiến hành kê khai nhưng cán bộ lách được hết, tài sản thì chuyển cho người ngày, chuyển cho người khác đủ kiểu, kết quả cán bộ vô sản, không có gì
ReplyDeletetôi vẫn đang rất hi vọng sau đại hội 12 vừa rồi, thì việc chống tham ô tham nhũng, chống lại thói hách dịch cửa quyền của lũ quan được tăng cường, nhà nước có trong sạch thì dân mới tin tưởng cơ chứ
ReplyDeletecán bộ ta nó khôn lắm, khó mà bắt được nó mấy vụ này lắm, trước khi có thông tin để kê khai này nọ thì tài sản của chúng đã được làm sạch cả rồi, chúng nghèo lắm các vị ak, kê khai thì mấy thằng giàu đâu, nhưng xong xuôi rồi chúng xây nhà tiền tỉ, mua xe tiền tỉ
ReplyDeletegiờ khó, làm sao để chứng minh được đó là tài sản của mấy ông kia để bắt mấy ông giải trình cơ chứ, trước khi kê khai mấy ông làm sạch tài sản mấy ông hết mà, nào là của bố mẹ, nào là của anh em, nào của cô dì chú bác,...
ReplyDeleteđúng rồi, phải tính đến câu chuyện làm sao chứng minh tài sản nào là thực sự của mấy bố kia chứ, thấy bố nào cũng giàu, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi thì khỏi phải nói, nhưng khi kê khai tài sản thì còn nghèo hơn cả nông dân nữa thế mới lạ chứ
Deletegiờ để chống lũ quan tham quan ngu quan ác tôi nghĩ chỉ có cách đó là áp dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào quản lý nhà nước, quản lý chặt chẽ hoạt động của cán bộ, có kênh để nhân dân phản ánh trực tiếp những vướng mắc, từ đó lũ cán bộ mới sợ, mới lòi cái ngu ra, và dễ loại những đứa ngu, đứa tham, lúc đó nhà nước mới trong sạch
ReplyDeletegiờ giải trình nhưng tài sản của mấy ông có mấy đâu, mấy ông vô sản lắm đấy, đảng viên cơ mà, vì có kê khai được tài sản của mấy ông đâu cơ chứ, nên tôi nghĩ tốt nhất, nên làm đột xuất, lâu thay về thẳng kiểm tra, thanh tra, không báo trước làm gì
ReplyDeletelương của các ông liệu có đủ mua được xe hơi tiền tỷ không , phải làm rõ , minh bạch , thống kê rõ các tài sản
ReplyDeletevới vấn nận tham những , quan liêu thì đây là biện pháp để chấm dứt tình trạng này , quản lý chặt chẽ hoạt động của cán bộ, có kênh để nhân dân phản ánh trực tiếp.
ReplyDeletemỗi người dân sẽ là một kênh thông tin để giúp quản lsy chặt chẽ hoạt động cán bộ . Đặc biệt , người dân cần thực hiện kiểm tra , giám sát hoạt động các cơ quan , tổ chức , cá nhân.
ReplyDelete