Trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết liệt chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, xử nghiêm các hành vi tiêu cực, bao che cho phá rừng… để khẩn trương cứu rừng Tây Nguyên thì ngay tại vựa rừng Sơn Động (Bắc Giang), chuyện gia đình chủ tịch thị trấn ngang nhiên phá bay hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên như một sự thách thức pháp luật và đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Tây Nguyên đã mất 41% rừng. Con số thống kê khiến dư luận xã hội giật mình. Ngày 20/6, tại tỉnh Đắk Lắk, tuyên bố khẩn trương cứu rừng là chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Việc bảo vệ rừng Tây Nguyên, được coi như nóc nhà Đông Dương, là đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh vai trò về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, điều tiết khí hậu, rừng còn gắn với văn hóa cồng chiêng, tín ngưỡng, không gian sinh tồn của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trọng. Không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt và khẩn trương cứu rừng.
Đặc biệt, các hành vi tiêu cực, bao che cho phá rừng phải được xử lý nghiêm là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi câu chuyện phá rừng và chỉ đạo khẩn cứu rừng Tây Nguyên của Thủ tướng đang được cả xã hội quan tâm thì ngay tại tỉnh Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội trên dưới 100km, vựa rừng Sơn Động với những khu bảo tồn thiên nhiên quý giá bị tàn phá một cách công khai, không thương tiếc. Điều khiến dư luận ngỡ ngàng nhất không phải là lâm tặc phá rừng hay người dân phá rừng mà là gia đình lãnh đạo địa phương ngang nhiên phá rừng.
Hạt kiểm lâm Sơn Động kết luận việc tố cáo gia đình ông Thắng - chủ tịch thị trấn Thanh Sơn phá rừng tự nhiên trái pháp luật là có cơ sở. Tuy nhiên, thủ phạm chính trong việc tổ chức phá rừng lại là con trai ông Thắng, tức Phạm Văn Cương (cán bộ tư pháp thị trấn). Tổng diện tích rừng bị phá là 26.056m2 xảy ra từ tháng 4/2014. Thời điểm phá rừng là năm 2014 khi ông Thắng đang giữ cương vị là Trưởng công an thị trấn Thanh Sơn.
Hiện trạng một khoảnh rừng ngay sát khu thi công dự án cáp treo Yên Tử tại huyện Sơn Động. (Ảnh: Anh Thế)
Như vậy, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, vựa rừng Sơn Động đã bị tàn phá không chỉ bởi người dân mà bởi cả công ty lâm nghiệp. Cụ thể, năm 2014, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Ðộng (Công ty Lâm nghiệp Sơn Động) lợi dụng việc được giao thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên để nhập nhèm phá, bán hơn 20ha rừng trên địa bàn xã Bồng Am - Sơn Ðộng (Bắc Giang). Thêm vụ việc gia đình lãnh đạo ngang nhiên phá rừng tự nhiên khiến dư luận “sốc” bởi cách bảo vệ rừng của chính quyền huyện Sơn Động.
Cùng đó, hệ thống kiểm lâm tại Sơn Động cũng đã tê liệt, bị che mắt kỳ lạ bởi hàng chục nghìn m2 rừng bị gia đình lãnh đạo địa phương phá tan hoang nhưng trong suốt hơn 1 năm lực lượng kiểm lâm tại đây không thể phá hiện. Sự việc chỉ vỡ lở khi một người dân liên tục làm đơn tố cáo. Và sau khi nhận được đơn thư của người dân, Hạt kiểm lâm Sơn Động mới bắt buộc phải lập đoàn kiểm tra xác minh kết luật sư việc phá rừng của gia đình chủ tịch thị trấn là đúng.
Trong nỗ lực cứu rừng của Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì điều mà công luận đặt ra câu hỏi cần phải được trả lời là những “ông vua con” phá rừng tại huyện Sơn Động sẽ được xử lý như thế nào? Liệu có phải là một quyết định xử phạt hành chính?
Hệ thống chính quyền huyện Sơn Động, cụ thể là những cá nhân lãnh đạo nào sẽ bị xử lý bởi sự tắc trách, buông lỏng quản lý của mình.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lãnh đạo huyện Sơn Động sẽ phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật khi để rừng bị phá. (Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Sơn Động)
Việc này đã được quy định rõ tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công việc và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện được phân cấp và xác định rất rõ: "Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.
Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật".
Được biết, ông Trần Công Thắng hiện đang giữ cương vị Bí thư huyện ủy Sơn Động, ông Nguyễn Quang Ngạn đang giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động.
Báo Dân trí kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Bắc Giang vào cuộc, làm rõ và xử lý trách nhiệm những vị trí lãnh đạo huyện Sơn Động để tình trạng phá rừng xảy ra theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn:http://dantri.com.vn/su-kien/chi-dao-khan-cuu-rung-cua-thu-tuong-va-chuyen-nha-quan-pha-rung-tai-bac-giang-20160629071009298.htm
đây chính là hiện tượng đang xảy ra ở nước ta đây, đó là để hậu quả xảy ra quá nghiêm trọng đã thì mới nhảy vào xử lý
ReplyDeletethấy đấy, khi mà hậu quả đã xảy ra quá lớn rồi thì mới vào xử lý, thử hỏi như thế thì có bù lại được hậu quả ko, cần gì kỷ luật, đuổi mẹ lũ chúng hết đi, rõ ràng chúng có chia chác trong đó
ReplyDeletetôi nghĩ với những việc kiểu này thì chẳng cần tốn nhiều giấy mực đuổi cổ mấy thằng lãnh đạo đấy đi, rõ ràng sự việc như thế không thể bảo chúng không biết được
ReplyDeleteđây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc tương tự ở nước ta hiện nay, đó là cứ con cha cháu ông là đi làm này làm nọ vì được cha ông che chở cho rồi, đi hại dân, đi cướp bóc, đi phá hoại môi trường
ReplyDeletethử hỏi giờ xử lũ quan tham đó thì rừng có trở lại nguyên vẹn được không, giờ đền chúng bằng cách gì cơ chứ, rõ là khổ, nhà nước ta đang vấp phải thực trạng này
ReplyDeletevâng, giờ có thể lấy cái gì mà đền lũ chúng được cơ chứ, rừng chúng đã phá, tiền bạc chúng đã ăn chơi trác táng rồi phân tán hết cả rồi, rõ là khổ
ReplyDeletequá buồn, giờ rừng bị phá làm sao mà có thể trở lại nguyên trạng, đây là thực trạng, cán bộ cấp huyện cấp tỉnh hay cấp trung ương nữa quá lộng hành, không xem pháp luật ra gì nữa cả
ReplyDeletenếu mà thủ tướng suốt ngày đi chỉ đạo khẩn thế này thì thời gian đâu mà lo các việc khác cơ chứ, thế này chứng tỏ chính quyền bên dưới đang rất yếu, cấp tỉnh, cấp huyện đang yếu để lọt tội phạm, để cán bộ phạm pháp mà không biết, hay biết không xử
ReplyDeletecái gì cũng thủ tướng, thế thử hỏi chính quyền địa phương đâu hết, ăn lương rồi ngồi chơi ak, rõ ràng những sự việc thế này quá rõ như ban ngày mà bảo không biết được cơ ak
ReplyDeletemới lên nắm quyền mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã biết bao nhiêu là chỉ đạo khẩn, thế thử hỏi chính quyền cơ sở hoạt động thế nào, tôi nói đơn giản như ông Trịnh Xuân Thanh, sự việc quá rõ, người tiếp xúc với ông ta toàn là lãnh đạo cao cấp của tỉnh mà bảo là không biết nữa ak, bao che nhau thì có
ReplyDelete