VN: CHẤP NHẬN TRẢ GIÁ ĐỐI NGOẠI VÌ ĐỐI NỘI?

Đó là tên một bài viết được đăng tải trên BBC tiếng Việt (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42124422). Theo bài viết này, việc Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thường kỳ ngày 25/11, trong đó đưa ra ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc khẩn trương đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử cho thấy “ban lãnh đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh đối ngoại để xử lý đối nội”. 

Bài viết trên trích lời của zân chủ Phạm Chí Dũng (Chủ tịch cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”): "Với việc công khai công bố việc xử án Trịnh Xuân Thanh, nói theo một số đánh giá trước đây trong nội bộ, dường như ông Nguyễn Phú Trọng chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội” và “Như vậy không biết mối quan hệ đối với nhà nước Đức của Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào?...”

Thánh “chém gió” Phạm Chí Dũng cũng không quên đặt ra câu hỏi: "Tôi tự hỏi là với việc công bố vụ án Trịnh Xuân Thanh thì ông Nguyễn Phú Trọng đang suy nghĩ gì? Và ông có tiếp tục chấp nhận những hậu quả rất có thể xảy ra trong thời gian tới hay không?” 

Cũng theo bài viết này, Lê Trung Khoa, kẻ đứng đầu tờ báo lá cải “Thoibao.de” ở Đức vênh váo rằng, "Thực ra việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố ngày hôm nay về việc phải đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào năm 2018, tức là khoảng tháng 2, tôi thấy có lẽ đây là việc mà ông ấy đang cố chạy đua với phía Đức và châu Âu. Phía Đức họ đang truy nã đối tượng, người chủ mưu để đưa vụ việc này ra ánh sáng và càng ngày phía Đức càng có những bằng chứng cụ thể và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng Việt Nam tại Đức cũng như các doanh nghiệp”.

Kỳ thực rằng, những gì được nêu ra trong bài viết trên BBC tiếng Việt từ việc trích dẫn các ý kiến của Phạm Chí Dũng hay Lê Trung Khoa tôi thấy, dường như những kẻ này vẫn đang cố đấm ăn xôi. Vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã rõ như ban ngày, đó là ông ta hoàn toàn tự nguyện về nước đầu thú mà chẳng hề có một vụ “bắt cóc” nào như chúng vẫn rêu rao.

Còn về Chính phủ Đức, tôi thấy họ vẫn đang mải mê loay hoay với cuộc bầu cử để tìm ra đảng cầm quyền và người đứng đầu Chính phủ Đức trong thời gian tới. Cho đến nay, nước Đức vẫn chưa có một sự thống nhất giữa các chính đảng sau cuộc tổng tuyển cử, nguy cơ về việc tổng tuyển cử lại đang hiện hữu ở Đức và nước Đức đang phải dồn toàn bộ sức lực để giải quyết vấn đề này. Tôi thấy họ chẳng mảy may quan tâm gì đến cái ông Trịnh Xuân Thanh, ấy thế nhưng những kẻ như Phạm Chí Dũng, Lê Trung Khoa và đám zân chủ giả cày vẫn “cầm đèn chạy trước ô tô”, lo lắng thay cho Chính phủ Đức.

Còn về việc đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh cần phải được nhanh chóng điều tra làm rõ để đưa ra xét xử công khai, chỉ có như vậy dư luận mới đồng tình và ủng hộ. Thử hỏi xem, việc đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử trong thời gian sớm nhất theo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ai trong chúng ta không đồng tình? Có lẽ chẳng có ai ngoài những kẻ như Phạm Chí Dũng, Lê Trung Khoa - những kẻ vẫn đang lo thay cho công việc của Chính phủ Đức.

Đối nội và đối ngoại là hai nhiệm vụ chiến lược và quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ chiến lược nào. Việt Nam không vì đối ngoại mà bỏ quên đối nội, cũng chẳng vì đối nội mà làm ảnh hưởng đến đối ngoại. Chống tham nhũng là ưu tiên của ban lãnh đạo Việt Nam, của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Việt Nam không chú trọng đến đối ngoại. Hãy nhìn APEC Việt Nam 2017 để thấy tầm nhìn chiến lược đối ngoại của Việt Nam. Những kẻ “vô công rồi nghề” như Phạm Chí Dũng, Lê Trung Khoa thay vì nên làm những điều gì có ích cho xã hội, đừng nên ngồi đó “lo bò trắng răng”. Ban lãnh đạo Việt Nam biết làm gì và cần phải làm gì để có lợi cho đất nước, cho nhân dân không cần phải những kẻ như chúng mày chõ mõm thối vào.

Trước đó, trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 25/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung, khẩn trương để đưa ra xét xử đúng quy định của pháp luật vụ án: Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội "Tham ô tài sản", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tổng bí thư cũng yêu cầu vụ án này cần phải được đưa ra xét xử vào đầu năm 2018.
 
TRỌNG NGHĨA
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment