Mấy ngày gần đây, dư luận đang kháo nhau ầm ĩ về việc ông Bob Kerrey - một cựu binh Mỹ có liên quan đến vụ thảm sát Thạnh Phong (25-2-1969) giữ cương vị chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fullbright Việt Nam kiêm chủ tịch hội đồng quản trị trường. Những ý kiến trái chiều, đập nhau tanh tách trên mặt báo, trên mạng xã hội càng khiến cho chảo dầu sôi sục.
Vừa rồi, anh Đinh La Thăng đã có đăng đàn về việc này. Tôi thấy ý kiến của anh Thăng là tích cực, xuất phát từ cái nhìn khách quan, tôn trọng quá khứ, lịch sử và đánh giá đúng hiện tại, tương lai. Điều này thực sự rất hữu ích để cái dư luận đang nhốn nháo, loạn luồng này bình tĩnh và nhìn nhận công bằng hơn. Chiến tranh đi qua, để lại rất nhiều mất mát, vết thương chưa thể chữa lành. Tuy nhiên, thực tế cuộc chiến ấy đã kết thúc hơn 40 năm. Và ít nhất trển khía cạnh ngôn ngữ học, ta gọi đó là quá khứ. Đau đáu mãi với vết thương quá khứ, lấy nỗi đau, hận thù lịch sử để nhìn nhận hiện tại liệu có nên? Dĩ nhiên là không. Sống ở thời điểm nào thì phải có góc nhìn tại thời điểm ấy. Đó là thứ logic căn bản nhất của người có nhận thức khoa học.
Xét về phương diện đạo lý, dân tộc ta luôn truyền nhau câu cửa miệng: "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" nay ông Bob Kerrey đã "chạy lại" sao còn nỡ đuổi đánh? Hà cớ gì mà buông lời đay nghiến mắng nhiếc khi người ta đã mở miệng cầu xin tha thứ không dưới 2 lần? Như vậy chẳng phải ta đang đi ngược với đạo lý được truyền tụng ngàn đời sao?
Dân tộc ta luôn tự hào bởi tinh thần thượng võ nhân văn. Vậy chẳng có lẽ gì lại chấp nhặt chuyện cũ. Tấm lòng vị tha bao dung chẳng đòi hỏi đâu xa mà ngay lúc này phải được thể hiện. Sau gần 50 năm, ông Bob Kerrey trở lại Việt Nam trên tư cách là một công dân Mỹ, một chính trị gia, một nhà hoạt động tích cực cho việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, đó là sự thực hiện hữu mà mọi người phải nhìn nhận, tôn trọng. Không thể có chuyện nhìn một con người năm 2016 bằng ánh mắt định kiến về gã đồ tể năm 1969 được. Như thế là bất công, cảm tính, mù quáng.
Khép lại đau thương quá khứ, mở ra điều tốt đẹp tương lại mới là hành trình vận động tất yếu của văn minh tiến bộ. Chớ nên để thù hận tiêu triệt góc nhìn, khiến tâm hồn càng thêm nhỏ hẹp.
đúng là dân mình có khác, những chuyện đáng nói thì không nói, toàn đi nói những chuyện đâu đâu, chiến tranh cũng 40 năm rồi, giờ người ta chuộc lỗi thì tha thứ cho người ta, việc gì mà phải tranh cãi thế nhỉ
ReplyDeletenói thẳng thừng ra nhé, ông Đinh La Thăng lấn sân VL ra, làm bí thư thì nên lãnh đạo trên phương diện của Đảng thôi, việc này là của chủ tịch, cứ xồn xồn
ReplyDeleteko chỉ đạo thì bảo ngồi chơi xơi nước, chỉ đạo thì bảo là lấn sân, thế m muốn thế nào. Làm lãnh đạo có phải dễ đâu, mày nghĩ ai cũng làm được ak, đừng chỉ biết ngồi đấy mà phán xét
Delete@kêu kì: m nói thế thì chứng tỏ m éo hiểu gì cái chơ chế lãnh đạo của nước ta rồi, đã bảo Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách và chính quyền mới thực hiện đường lối đấy, ông Thăng là đại diện về phần Đảng thì nên chỉ đạo những cái vĩ mô, chính sách thôi, chứ cách ông làm là đi quá vào nhiệm vụ của chính quyền rồi
DeleteLiệu Mỹ có quá coi thường Việt Nam khi để một tên giết người hàng loạt,từng thảm sát biết bao người dân vô tội Việt Nam để giữ cương vị chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fullbright Việt Nam kiêm chủ tịch hội đồng quản trị trường. Tôi hoàn toàn không đồng ý
ReplyDelete