Indonesia nói rằng văn bản mà Malaysia đưa ra không phải là tuyên bố chung của ASEAN và có sự nhầm lẫn trong vụ việc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN tại Côn Minh. Ảnh: Reuters |
Văn bản được Malaysia đưa ra chỉ đơn thuần là một "chỉ dẫn truyền thông" cho các bộ trưởng ASEAN để tham khảo tại cuộc họp báo sau cuộc họp, chứ không phải là tuyên bố chung cuối cùng đã được các nước thống nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir nói với AFP.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 14/6 bởi Bộ Ngoại giao Malaysia, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cảnh báo rằng các hành động gần đây trong tranh chấp trên biển "có nguy cơ phá hoại hòa bình".
Tuyên bố mô tả "một cuộc trao đổi thẳng thắn" - ngôn ngữ ám chỉ một cuộc đối đầu ngoại giao giữa các ngoại trưởng của ASEAN và người đồng nhiệm Trung Quốc tại cuộc họp ở Côn Minh, Trung Quốc.
Ông Nasir hôm nay cho biết cuộc họp của các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc đã kéo dài quá thời gian trong lịch trình, có nghĩa là cuộc họp báo bị hủy và một số bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã phải rời đi ngay lập tức.
"Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN không có cơ hội thảo luận họ sẽ công bố các nội dung trong chỉ dẫn truyền thông với báo giới như thế nào", ông Nasir cho biết.
Các quan chức Malaysia chưa đưa ra bình luận, nhưng Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta cho biết không có tuyên bố chính thức được đưa ra sau cuộc họp.
Các nhà phân tích đã đưa ra những giả thuyết khác nhau cho vấn đề này. Có người cho rằng ASEAN rút lại tuyên bố sau khi chịu áp lực từ Trung Quốc, trong khi một người khác cho rằng Malaysia dường như đã nhầm lẫn.
Bridget Welsh, một nhà phân tích Đông Nam Á tại Đại học Ipek ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng vụ việc dường như xuất phát từ sai lầm của Malaysia. "Tôi nghĩ rằng ASEAN muốn chờ cho đến khi tòa trọng tài ra phán quyết trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào", Welsh nói, nhắc đến việc Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa Trọng tài Quốc tế. Tòa dự kiến ra phán quyết trong tháng này.
Trong khi đó, chuyên gia về Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng Trung Quốc có thể đã phản đối những lời lẽ mà Ban thư ký ASEAN đưa ra trong tuyên bố chung. "Việc này khiến Ban thư ký ASEAN rút lại tuyên bố trước đó", ông nhận định.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN như Việt Nam, Philippines. Nước này củng cố tuyên bố bằng cách xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và nhiều công trình trên đó, như đường băng, bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 14/6 bởi Bộ Ngoại giao Malaysia, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cảnh báo rằng các hành động gần đây trong tranh chấp trên biển "có nguy cơ phá hoại hòa bình".
Tuyên bố mô tả "một cuộc trao đổi thẳng thắn" - ngôn ngữ ám chỉ một cuộc đối đầu ngoại giao giữa các ngoại trưởng của ASEAN và người đồng nhiệm Trung Quốc tại cuộc họp ở Côn Minh, Trung Quốc.
Ông Nasir hôm nay cho biết cuộc họp của các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc đã kéo dài quá thời gian trong lịch trình, có nghĩa là cuộc họp báo bị hủy và một số bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã phải rời đi ngay lập tức.
"Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN không có cơ hội thảo luận họ sẽ công bố các nội dung trong chỉ dẫn truyền thông với báo giới như thế nào", ông Nasir cho biết.
Các quan chức Malaysia chưa đưa ra bình luận, nhưng Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta cho biết không có tuyên bố chính thức được đưa ra sau cuộc họp.
Các nhà phân tích đã đưa ra những giả thuyết khác nhau cho vấn đề này. Có người cho rằng ASEAN rút lại tuyên bố sau khi chịu áp lực từ Trung Quốc, trong khi một người khác cho rằng Malaysia dường như đã nhầm lẫn.
Bridget Welsh, một nhà phân tích Đông Nam Á tại Đại học Ipek ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng vụ việc dường như xuất phát từ sai lầm của Malaysia. "Tôi nghĩ rằng ASEAN muốn chờ cho đến khi tòa trọng tài ra phán quyết trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào", Welsh nói, nhắc đến việc Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa Trọng tài Quốc tế. Tòa dự kiến ra phán quyết trong tháng này.
Trong khi đó, chuyên gia về Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng Trung Quốc có thể đã phản đối những lời lẽ mà Ban thư ký ASEAN đưa ra trong tuyên bố chung. "Việc này khiến Ban thư ký ASEAN rút lại tuyên bố trước đó", ông nhận định.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN như Việt Nam, Philippines. Nước này củng cố tuyên bố bằng cách xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và nhiều công trình trên đó, như đường băng, bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/indonesia-viec-asean-ra-tuyen-bo-chung-ve-bien-dong-la-nham-lan-3420625.html
Thế là có một sự nhầm lẫn không hề nhẹ ở đây roài!
ReplyDeletethế bạn nghĩ tầm quốc gia, quốc tế mà có sự nhầm lẫn đấy ư??? tôi thấy nực cười quá, thằng Trung Quốc mang danh là một nước lớn mà hành động của nó tiểu nhân thôi rồi, hèn gì ngay cả đồng tiền mà cũng đã nói rõ nhân dân nó tệ thôi rồi
DeleteDù là lí do gì đi nữa thì việc rút lại một tuyên bố chung như vậy đã phần nào làm ảnh hưởng đến uy tín của ASEAN trong vụ việc liên quan đến vấn đề nóng bỏng biển đông. Liệu rằng có sự nhúng tay của Trung Quốc không?
ReplyDeleteMột tuyên bố được đưa ra rồi lại rút, chứng tỏ Trung Quốc đã cao tay hơn bao giờ hết, 1- 0 cho Khựa
DeleteTrung Quốc luôn muốn tìm cách cản trở sự hợp tác sự đoàn kết của các nước lại với nhau để giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông bởi lẽ Trung Quốc hiểu rõ Trung Quốc sai luật và nó không muốn bị quốc tế lên án
ReplyDeleteĐương nhiên, chúng là nước lớn, chúng trong nội bộ đang có vấn đề, nên chúng muốn đẩy vấn đề của mình ra bên ngoài thôi
DeleteTrung Quốc rất sợ những khối liên minh, những sự hợp tác liên quan đến việc biển ĐÔng, bởi lẽ Trung Quốc đơn độc giờ mà Quốc tế lên án mạnh mẽ nữa thì âm mưu của trung quốc sẽ tan biến thôi
ReplyDeletenhìn nhận thẳng thắn là ngay trong khối ASEAN cũng có một số thành viên đứng về phía Trung Quốc về vấn đề biển Đông, chính vì thế nên việc để đưa ra tuyên bố chung, hay chương trình hành động về vấn đề này của khối ASEAN cũng gặp không ít khó khăn
ReplyDeleteđấy chính là hành động của lũ trung cộng đấy, chúng hèn hạ đúng bản chất của cộng sản, chúng chơi bẩn thể hiện cái thái độ của cộng sản, rồi việt cộng chúng thực chất cũng đang âm thầm bán cho trung cộng nữa chứ, haha
ReplyDeleteKhông thể đánh đồng như vậy được, trung quốc đúng là nó bẩn bựa rồi, nhưng Việt Nam mình không bao giờ thế nghe
DeleteTrung QUốc là Trung Quốc Việt Nam là Việt Nam hoàn toàn khác nhau nhé, Trung Quốc đúng là bành trướng, oai đấy nhưng hãy chờ ngón đòn của VIệt Nam
Delete