7 kỹ năng cần nhớ để sinh tồn khi lạc trong rừng

Bạn đã bao giờ mải mê thưởng ngoạn cảnh đẹp, ngắm những hàng cây hàng trăm năm tuổi, lắng nghe tiếng rì rào của gió... rồi bỗng nhận ra mình bị lạc chưa?

Lạc lối giữa rừng sâu sẽ là một nỗi ám ảnh. Nếu xui xẻo rơi vào tình cảnh đó, cần hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm lối ra. Bên cạnh đó, wikiHow còn hướng dẫn 7 kỹ năng thiết yếu nhất để giúp bạn sinh tồn.
Giữ bình tĩnh
Khi bị lạc, đừng hoảng loạn. Sợ hãi chính là kẻ thù nguy hiểm nhất trong tình huống đó vì những ảnh hưởng to lớn mà nó gây ra cho tâm trí của bạn. Sau khi lấy lại được sự bình tĩnh, hãy thực hiện theo nguyên tắc S.T.O.P: S = Sit down (ngồi xuống), T = Think (suy nghĩ), O = Observe your surroundings (quan sát xung quanh), P = Prepare for survival by gathering materials (chuẩn bị dụng cụ sinh tồn).
Xác định phương hướng
Chọn vị trí bạn đang đứng làm điểm bắt đầu và đánh dấu bằng hòn đá, tờ giấy, mảnh áo... hoặc bất cứ thứ gì dễ dàng quan sát được từ xa. Trước khi đi thám hiểm, nên học cách sử dụng la bàn và xác định hướng cơ bản. Lấy ví dụ, cuối buổi chiều, nếu thấy mặt trời bên phải thì bạn đang nhìn về hướng nam. Trong khi đó, sao Bắc Đẩu rất hữu ích vào ban đêm.
Tuyệt đối không lang thang
Ngoài việc tăng khả năng được tìm thấy trong trường hợp ai đó đang cố gắng xác định vị trí của bạn, đây còn là kỹ năng giúp cơ thể giảm tiêu hao năng lượng. Bên cạnh đó, nếu có bạn đồng hành, tuyệt đối đừng để lạc nhau. Đoàn kết luôn tạo nên sức mạnh. Nếu thời tiết quá nóng, hãy trú ẩn dưới bóng cây gần đó để hạn chế bị mất nước hoặc say nắng. Điều tối kỵ nữa là đừng nên cởi áo khi cảm thấy oi bức.
Đốt lửa
Hãy bắt đầu nhóm lửa để sưởi ấm và chuẩn bị thêm nhiều củi khô. Trừ trường hợp thực sự cần thiết, chỉ nên giữ ngọn lửa nhỏ, tạo nhiều khói để mang tín hiệu cầu cứu đến mọi người. Ngọn lửa ấm áp còn tạo cảm giác thoải mái, yên tâm. Tuy vậy, nên nhớ đừng đốt lửa ở những nơi không đảm bảo an toàn, tránh xa vật dụng dễ cháy.
Gây chú ý
Tạo tiếng động bằng cách như huýt sáo, la hét, hát, thậm chí đập những hòn đá vào nhau.... hoặc đánh dấu vị trí của bạn sao cho mọi người có thể quan sát được từ trên không. Hãy vẽ một hình tam giác lớn bằng cát hoặc xếp những chiếc lá, cành cây lại với nhau, tùy thuộc vào địa hình nơi bạn đi lạc. Chúng là những dấu hiệu cầu cứu tiêu chuẩn, giúp chúng ta tăng khả năng được cứu thoát.
Tìm hiểu khu vực xung quanh
Dù không nên đi lang thang, bạn cũng cần dành chút thời gian khám phá khu vực xung quanh, tìm một số vật dụng hữu ích như hộp đựng thức ăn, bật lửa nhỏ…Luôn chắc chắn rằng bạn biết đường quay lại “điểm bắt đầu” khi cố gắng đi tìm nước uống, nơi trú ẩn, thậm chí tìm lối về nhà.
Tìm nguồn nước sạch
Con người có thể tồn tại không cần nước trong ba ngày. Tuy vậy, đến khoảng cuối ngày thứ 2 thì chúng ta sẽ chẳng còn tỉnh táo được nữa. Do vậy, khi bị lạc, chúng ta cần chủ động tìm nguồn nước. Đây chắc chắn là công việc chẳng dễ dàng gì, nhưng bạn có thể thử đi theo những chú chim gần đó. Mặt khác, cố gắng tiết kiệm lượng nước tích trữ từ đầu. Bạn cũng có thể tìm thấy nước dọc theo các đường nứt của đá hoặc trữ sương trong vải áo để hút dần. Nước bẩn dưới những dòng suối có thể gây bệnh; tuy vậy, cái chết còn đáng sợ hơn nhiều. Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị các triệu chứng xấu ngay sau khi trở về nhà.

Nguồn: http://thanhnien.vn/gioi-tre/7-ky-nang-can-nho-de-sinh-ton-khi-lac-trong-rung-710737.html
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

4 comments :

  1. Mỗi địa điểm luôn tiềm ẩn nguy cơ chết chóc rất lớn, mọi người cần nắm vững từ những cái nhỏ nhất để có thể sinh tồn trong cai thế giới này

    ReplyDelete
  2. Mỗi địa điểm luôn tiềm ẩn nguy cơ chết chóc rất lớn, mọi người cần nắm vững từ những cái nhỏ nhất để có thể sinh tồn trong cai thế giới này

    ReplyDelete
  3. Hay, rất hữu ích.Chắc phải lưu lại biết đâu sau này còn dùng:)

    ReplyDelete