TƯỞNG NHỚ GẠC MA 1988

30 năm đã trôi qua nhưng khoảng thời gian đó không bao giờ có thể xóa nhòa sự kiện lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam, ngày 14/3/1988 khi 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trước nòng súng tấn công của quân Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sự kiện Gạc Ma nhắc nhở thế hệ con cháu Việt Nam về giá trị của sự hy sinh vì độc lập, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Tổ quốc, không bao giờ được phép chủ quan và phải nỗ lực để xây dựng và phát triển tiềm lực về mọi mặt để bảo vệ Tổ quốc.

Với vị trí địa chính trị quan trọng, Biển Đông luôn nằm trong tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong nhiều chục năm qua. Quốc gia này sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để đơn phương tiến hành nhiều hoạt động nhằm gây căng thẳng tình hình khu vực Biển Đông. Hành động của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.


Thực tế đó nhắc nhở các thế hệ con cháu Việt Nam về những bài học trong lịch sử, trong đó có sự kiện Gạc Ma. Việt Nam cần theo đuổi các biện pháp khác nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế và cần phải làm cho cộng đồng thế giới nhận thấy được âm mưu bành trướng và thôn tính BIển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ cần nhận thức và có cách thể hiện lòng yêu nước một cách nghiêm túc, chân chính và không bị các thế lực phản động bên ngoài lợi dụng.

Lợi dụng sự kiện Gạc Ma, mấy ngày gần đây, một số thành viên của các hội nhóm “dân chủ” là cánh tay nối dài của các tổ chức phản động bên ngoài như CLB No-U, CLB Lê Hiếu Đằng… đã lợi dụng sự kiện này để “tưởng niệm” nhằm đánh bóng tên tuổi và kích động, xuyên tạc cho rằng chính quyền lãng quên lịch sử. Sự tráo trở, trơ trẽn của đám “dân chủ” là một mặt chúng đi theo sự chỉ đạo, giật dây của các tổ chức phản động lưu vong để chống phá nhà nước Việt Nam, phá hoại nền hòa bình đã được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam trong đó có những chiến sỹ trong trận chiến Gạc Ma nhưng mặt khác đám “dân chủ” này cũng mượn các sự kiện này để giả nhân, giả nghĩa với trò “tưởng niệm”.

Yêu nước là cố gắng, nỗ lực đóng góp cho quê hương, đất nước để phát triển, tăng cường tiềm lực về mọi mặt của đất nước, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

CHUYẾN ĐỒ QUÊ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment