AI NGĂN CẤM TƯỞNG NIỆM GẠC MA?

Như đã thành thông lệ, qui luật, cứ sau mỗi sự kiện gắn liền với quan hệ nhạy cảm Việt Nam-Trung Quốc như ngày xảy ra việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 19/1; ngày Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới 17/2 và ngày xảy ra sự kiện gạc Ma 14/3 các tổ chức, cá nhân thù địch Việt nam, các nhà “ dân chủ” trong và ngoài nước lại hòa cùng một luận điệu quen thuộc là Nhà nước Việt Nam cố tình bưng bít các thông tin liên quan đến hành động của Trung Quốc, Nhà nước Việt Nam ngăn cấm những người tưởng niệm Gạc Ma. Điển hình như các bài viết trên trang mạng của đài RFA, đài VOA hay như những lời cáo buộc hiện thời của các nhà “dân chủ” như Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh…

Đài RFA và Nguyễn Thúy Hạnh đang cáo buộc rằng chính quyền cố tình ngăn cấm các người dân tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, câu lưu, đánh đập người tưởng niệm Gạc Ma.

Trước những lời cáo buộc này, có thể khẳng định rằng không hề có chuyện chính quyền ngăn cấm việc tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh vì Gạc ma cũng như bưng bít thông tin về sự kiện Gạc Ma.

Điển hình là trước và trong ngày 14/3 đã có rất nhiều nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh vì Gạc Ma.

Tại khu tưởng niệm Gạc Ma ở xã Cam Hải Đông, Khánh Hòa, chính quyền đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh tại Gạc Ma 30 năm về trước.


Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ cầu siêu với nghi thức thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma.

Tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), trước phần mộ của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương đã diễn ra lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ.

Ngay cả những hoạt động “tưởng niệm” của giới “dân chủ”, vốn vẫn bị người dân nghi ngờ về tính xác thực hay ý đồ chính trị thì chính quyền cũng chẳng cấm cản, ví dụ như ở Tây Tựu, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện Gạc Ma cũng được các cơ quan báo chí của Việt Nam đưa tin mạnh mẽ trước và trong ngày 14/3. Các tờ báo như Quân đội nhân dân, Giáo dục Việt nam, tuổi trẻ, dân trí đều có bài viết về sự kiện này.

Trang VTC còn có những dòng viết rất mạnh mẽ lên án Trung Quốc rằng: “Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc."

BáoVietnamNet trích dẫn lời của ông Đô đốc Lê Kế Lâm rằng: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."

Sự kiện Gạc Ma cũng đang được biên tập để đưa vào sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam.

Rõ ràng đã không hề có một sự lãng quên hay cấm cản nào từ chính quyền như các lời cáo buộc.

Còn câu chuyện vì sao Thúy Hạnh bị mời vào đồn làm việc nghe đâu là vì liên quan tới câu chuyện bà này tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ cho các phần tử chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật bị pháp luật xử lý, còn Trương Văn Dũng thì gây rối…

NẺO QUÊ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment