Không lạ gì một số luận điệu, quan điểm của những người bất đồng chính kiến, đối lập với quan điểm của Đảng về vấn đề nêu trên. Họ đã tách rời và khu biệt từng vấn đề “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường”. Đây là một vấn đề lớn rất nhạy cảm, nó liên quan đến học thuật và trình độ nhận thức. Vì lẽ đó, một số “nhà khoa học”, “học giả” đã mượn hai vấn đề trên để đánh tráo khái niệm, tung hỏa mù nhằm ám chỉ “sự lẫn lộn trong tư duy kinh tế của Đảng ta”.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đất nước đã chỉ ra rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một mô hình của kinh tế thị trường. Nó được tạo lập bởi quá trình nắm bắt và vận dụng sáng tạo quy luật vận động của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay; mặt khác, Đảng ta đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh nhân loại, vận dụng sáng tạo và tích cực những mặt ưu điểm của kinh tế thị trường để vận dụng vào nước ta. Đồng thời, Đảng ta cũng cân nhắc thận trọng kỹ lưỡng những hạn chế, khuyết tật như tính tự phát, tính lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Qua đó, từng bước vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhờ đó, Đảng ta đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại có tổ chức, do nhân dân lao động làm chủ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành, tập trung, thống nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số người có quan điểm đối lập đã cố tình xuyên tạc vấn đề này và cho rằng kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là hai vấn đề khác nhau, đối lập nhau như “lửa với nước”.
Theo họ, không thể phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có thể phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà thôi. Họ cố tình không hiểu rằng, định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế là nội dung đặc trưng phản ánh quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó có nghĩa rằng nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế phụ thuộc vào quan điểm, quan niệm thế nào là xã hội chủ nghĩa. Đây là điểm mấu chốt và là cơ sở để nhận biết nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Điều này, Cương lĩnh năm 2011 của Đảng ta khẳng định: “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 70).
Điều đó khẳng định rằng, định hướng xã hội chủ nghĩa “không phải là cái đuôi” được gán ghép chủ quan, áp đặt của những bộ óc “giáo điều”, “kinh viện chủ nghĩa” như một người sính chữ đang dùng, mà nó chỉ rõ tính chất của nền kinh tế thị trường mà nước ta đang xây dựng. Bởi lẽ, tính chất này được quyết định bởi chính tính chất của những bộ phận cấu thành, thuộc kết cấu bên trong của nền kinh tế, xác định bản chất và xu thế vận động của nền kinh tế thị trường. Điều đó cũng có nghĩa là “tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường hay tính định hướng trong phát triển nền kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Do đó không thể xuyên tạc hoặc bóp méo sự thật mà phải nhận thức cho đúng rằng: tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường phản ánh mục tiêu, phương thức phát triển, phân phối cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta; nhờ đó mà khai thác tốt nhất lợi thế vốn có của thị trường, đồng thời khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khuyết tận, rủi ro của nó nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân hướng đến các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Đó là cơ sở lý luận – thực tiễn để bác bỏ các quan điểm sai trái, phản khoa học về việc phê phán và tách rời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Muốn hiểu biết đầy đủ và nhận thức cho đúng vấn đề trên, mong các “nhà khoa học” và các “học giả” cần nghiên cứu kỹ quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhất là 3 Văn kiện của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII. Đó là cơ sở để tránh lầm lẫn và nhận thức sai trái./.
SỞ HỌC
0 comments :
Post a Comment