Những ngày qua, dư luận tỏ ra rất bức xúc về những hành động đi ngược với đạo đức tôn giáo, coi thường pháp luật, chống phá đất nước của các linh mục cực đoan như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong. Những vị chủ chăn này chẳng khác nào những con sâu đục thân đang đục khoét sự bình an của đất nước mà còn đang làm xấu đi hình ảnh người Công giáo mà theo như Kinh thánh có nói về dấu hiệu thứ nhất không đủ để nhận ra người mục tử tốt lành, vì có những mục tử nhân danh Chúa vào cửa để tìm chiên không phải để lo cho tính mạng của chiên, nhưng là để tìm lông chiên và thịt chiên. Điều này đã được Thiên Chúa cảnh giác nhiều lần trong sách ngôn sứ Ezekiel.
Tuy nhiên, những trường hợp vừa kể trên chỉ là giọt nước làm tràn ly, bởi lẽ đại đa số các chức sắc Công giáo đều có tư tưởng tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc, thậm chí có rất nhiều linh mục không chỉ làm tròn vai trò của một người chủ chăn, hoàn thành tốt sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó, là nhân bản đích thực của Ngài mà bản thân họ bên cạnh việc đạo thì việc đời các linh mục này còn đã làm vô vàn công việc khiến bao người kính nể. Trong số đó phải kể đến tấm gương linh mục Hồ Thái Bạch. linh mục Bạch được biết đến là một người nhân từ, bên cạnh việc chăm lo việc đạo cho đàn chiên, linh mục còn luôn cố gắng phối hợp tốt với chính quyền địa phương để nâng cao đời sống vật chất cho bà con tại giáo xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình). Những việc làm cụ thể, thiết thực của linh mục đã giúp bà con giáo dân nơi đây không ngừng vươn lên ổn định cuộc sống, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa, yêu nước:...
Linh mục Hồ Thái Bạch |
Linh mục Hồ Thái Bạch, sinh năm 1942, ở xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch. Năm 2008, cha về tiếp nhận quản xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn sau 14 năm phụ trách xứ đạo Khe Gát (xã Xuân Trạch, Bố Trạch). Địa bàn giáo xứ Liên Hòa được thành lập từ năm 2006 gồm có 3 họ giáo, thuộc hai xã Quảng Trung và Quảng Tiên, với gần 500 hộ và hơn 2.500 giáo dân sống ở vùng cồn bãi, giữa bốn bề sông nước bao quanh.
Ngày mới về giáo xứ, trước tình cảnh cuộc sống của bà con giáo dân gặp nhiều khó khăn, vất vả; muốn đến giáo xứ phải qua đò, thiên nhiên khắc nhiệt mùa khô thiếu nước, mùa mưa nước lũ dâng cao, đa số tín hữu không có nghề nghiệp ổn định, đời sống vất vả... Trăn trở trước những khó khăn đó, linh mục Hồ Thái Bạch đã động viên các con chiên tạm gác lại việc xây dựng thánh đường giáo xứ để cùng đồng sức đồng lòng giải quyết những khó khăn trước mắt, tìm mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất. Bởi lẽ khi cuộc sống của bà con giáo dân chưa được no đủ thì thánh đường dù có đẹp đến mấy thì cũng không an lòng. Đồng thời, trong mỗi buổi lên học giáo lý, cha luôn đã động viên các anh em tích cực lao động, thực hành tiết kiệm, sống tình liên đới, bác ái yêu thương...
Thấy trong giáo xứ mình có rất nhiều thanh niên, lao động không có việc làm phải đi đánh cá thuê ở miền Nam, linh mục bàn với Hội đồng mục vụ giáo xứ và được sự đồng ý của chính quyền địa phương, đã thuyết phục lớp thanh niên đang đi làm ăn ở xa trở về quê hương, vận động nhiều hộ gia đình cùng chung sức góp vốn để mua tàu thuyền, thành lập tổ đánh bắt cá xa bờ.
Đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Công giáo huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình luôn hoạt động hiệu quả |
Sau khi nghe rõ mục đích, ý nghĩa của hợp tác xã đoàn kết đánh bắt cá xa bờ và được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, Mặt trận và sự phối hợp của lãnh đạo thôn, năm 2010, Hợp tác xã đánh bắt cá xa bờ ở giáo xứ Liên Hòa được thành lập gồm có 120 lao động ở hai xã Quảng Trung và Quảng Tiên. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 27 tàu đánh bắt xa bờ, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động. Qua hoạt động, nhiều hộ gia đình trả hết nợ vay ngân hàng, nhiều hộ đã có của ăn của để, góp phần nâng cao đời sống, họ có điều kiện hơn nữa để chăm lo sự nghiệp học hành cho con em, mong sao các em học hành thành tài để không phải vất vả như cha mẹ.
Không chỉ dừng lại ở đó, là vùng nổi giữa sông Gianh, việc làm đối với người phụ nữ ở đây rất bấp bênh. Tận dụng những phế phẩm từ cá, mắm sau những chuyến đi biển, linh mục Hồ Thái Bạch đã vận động đàn chiên phát triển chăn nuôi lợn kết hợp xây dựng mô hình bioga để vừa tiết kiệm củi, vừa bảo vệ môi trường. Hiện tại, trong thôn đã có 27 hộ gia đình sử dụng bếp bioga mang lại hiệu quả về kinh tế và sạch về môi trường.
Điều đáng ghi nhận, nhằm giúp các hộ dân xây dựng chuồng trại nuôi lợn và xây dựng bể bioga, linh mục Bạch đã mua gỗ về đóng thành tấm cho các hộ trong thôn lần lượt mượn về để đổ bê tông xây hầm chứa... Từ thực tế người dân thiếu nước sinh hoạt về mùa hè nên thường xuyên phải mua nước từ các đò với giá cao gấp nhiều lần so với giá nước ở thành phố, linh mục Hồ Thái Bạch đã kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quyên góp được 350 triệu đồng xây dựng một bể lọc nước đạt tiêu chuẩn. Nước được khoan từ lòng đất, sau khi qua hệ thống lọc rất nhiều công đoạn, cứ 10 khối nước bơm lên bể, sau khi lọc được 4 khối nước dùng để uống (không cần đun sôi) và khoảng gần 6 khối nước còn lại dùng để tắm, giặt.
Đặc biệt, để bảo đảm đi lại thuận tiện cho nhân dân vùng cồn bãi giữa hai thôn Cồn Cưỡi ở xã Quảng Tiên và thôn Công Hòa, xã Quảng Trung, linh mục đã quyên góp, kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức được gần 800 triệu đồng để mua 4.000m3 đá xây dựng con đê dài 250m nối liền khúc sông giữa hai vùng cồn. Nhờ có con đê đã ngăn chặn dòng chảy về mùa mưa lũ, không làm xói lở dọc bờ sông ở đầu làng, che chắn cho làng trong những mùa mưa lũ.
Trước đây, do cuộc sống còn nhiều khó khăn bà con giáo dân giáo xứ Liên hòa rất ít quan tâm đến chuyện học hành của con cái. Linh mục Hồ Thái Bạch một mặt vừa động viên các gia đình cho con em đến trường, mặt khác tìm mọi cách kêu gọi tài trợ lập nên quỹ học bổng hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, cả giáo xứ có gần 20 em được hỗ trợ mỗi tháng 4 triệu đồng tiền chi phí ăn học. Từ khi linh mục Hồ Thái Bạch về tiếp quản giáo xứ, tình trạng con em bỏ học giữa chừng đã giảm hẳn.
Với những việc làm cụ thể, thiết thực, linh mục Hồ Thái Bạch đã góp phần giúp đời sống của bà con giáo dân giáo xứ Liên Hòa thoát nghèo, ổn định cuộc sống và được mọi người trọng kính, tin tưởng, yêu quý. linh mục Bạch luôn tâm niệm rằng; là một linh mục nhưng trước hết cũng là một người công dân, ngoài việc chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, luôn cố gắng tuyên truyền, giáo dục cho đàn chiên về chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự. Từ đó giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình, góp phần tham gia vào công cuộc đổi mới, phát triển quê hương, đất nước.
Đây đúng là tấm gương sáng ngời về phẩm hạnh của một chức sắc tôn giáo. Thiết nghĩ Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục hãy noi gương để người đời nể trọng và đàn chiên yêu quý và tin tưởng.
HỒN QUÊ
0 comments :
Post a Comment