Chủ trương không bắn pháo hoa dịp Tết nguyên đán 2017 được dư luận nói chung tán thành trong bối cảnh người dân nhiều vùng quê miền Trung đang kiệt quệ vì gánh chịu thiên tai, nhân tai trong thời gian qua.
Không bắn pháo hoa, về mặt cảm xúc, sẽ làm giảm bớt một hình ảnh tương phản không cần thiết trong lòng một xã hội đã quá nhiều tương phản giữa xa xỉ và cơ khổ, giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Một trong những điều cốt lõi đó là kéo chúng ta trở về đối diện với thực tế, nhìn lại những đối lập trong đời sống xã hội để nghĩ về cách hóa giải. Ở cấp độ chính sách phát triển, sẽ cần đến những nỗ lực đem lại sự hài hòa quyền lợi, cải thiện đời sống người dân nhiều hơn, thực chất hơn, ngăn chặn kịp thời những tổn thất cho xã hội, đất nước gây ra bởi sự tư lợi, hoang phí, hào nhoáng.
Việc tiết kiệm tiền bắn pháo hoa để hướng đến người nghèo có lẽ trên thực tế không tiết kiệm được là bao so với những dự án hoang phí, gây hậu quả nghiêm trọng, tổn hại ngân sách quốc gia và làm suy giảm những nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, sự tiết kiệm này có ý nghĩa vô giá trong mục đích làm thức tỉnh hành vi con người vốn luôn có xu hướng thích xài sang, thích xài của công và không chịu trách nhiệm.
Tự vấn, đối diện thực tế là một trong những năng lực cốt lõi làm nên kháng thể văn hóa của một cộng đồng, xã hội, đất nước. Nhìn xa hơn ở phương diện văn hóa: Tết truyền thống đang cần tư duy lại một cách văn minh hơn. Có những phong tục nặng tính hình thức, tốn kém, những thói quen làm cho Tết trở nên nặng nề, mất đi cảm thức chia sẻ và hòa đồng với thế giới bên ngoài… thì cũng nên lược bỏ. Chỉ nên giữ lại các giá trị nền tảng hướng đến nhân văn, hài hòa trong gia đình, cộng đồng, quê hương để Tết thực sự không phải là một dịp phô diễn hình thức rộn ràng mà là một dấu mốc nhìn lại quá khứ, thấu đáo với hiện tại và có định hướng sáng sủa hơn trong hành trình về tương lai.
Thấy được sự xa xỉ ở những bông pháo bắn lên trời trong chốc lát có thể đem lại những hình ảnh lộng lẫy Tết nhất nhưng sau đó là lấy mất đi cơ hội về những bữa cơm no ấm cho người nghèo thì cũng phải thấy xa hơn rằng những dự án tổn hại đến môi trường, có thể gây nên hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống người dân khiến những cộng đồng bị nghèo hóa trong tương lai rất cần được ngăn chặn. Bên cạnh đó, sự tiết kiệm không nên dừng lại ở chuyện ngưng bắn pháo hoa mà cũng phải thấy rằng những biểu hiện lạm quyền trong đời sống công vụ cũng cần được dẹp bỏ để ngân sách, thuế dân không bị xài phung phí, vô độ…
Từ những lẽ đó, cần nhìn quyết định không bắn pháo hoa ngày Tết để hướng đến người dân nghèo đang chịu tổn hại vì thiên tai, nhân tai là một dịp để suy ngẫm những giá trị và ứng xử trong phát triển. Sự việc này vừa mang tính nhân cảm vừa mang tính biểu tượng chứ không thuần túy dừng lại ở trị giá tiền bạc cụ thể.
Ảnh minh họa |
Việc tiết kiệm tiền bắn pháo hoa để hướng đến người nghèo có lẽ trên thực tế không tiết kiệm được là bao so với những dự án hoang phí, gây hậu quả nghiêm trọng, tổn hại ngân sách quốc gia và làm suy giảm những nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, sự tiết kiệm này có ý nghĩa vô giá trong mục đích làm thức tỉnh hành vi con người vốn luôn có xu hướng thích xài sang, thích xài của công và không chịu trách nhiệm.
Tự vấn, đối diện thực tế là một trong những năng lực cốt lõi làm nên kháng thể văn hóa của một cộng đồng, xã hội, đất nước. Nhìn xa hơn ở phương diện văn hóa: Tết truyền thống đang cần tư duy lại một cách văn minh hơn. Có những phong tục nặng tính hình thức, tốn kém, những thói quen làm cho Tết trở nên nặng nề, mất đi cảm thức chia sẻ và hòa đồng với thế giới bên ngoài… thì cũng nên lược bỏ. Chỉ nên giữ lại các giá trị nền tảng hướng đến nhân văn, hài hòa trong gia đình, cộng đồng, quê hương để Tết thực sự không phải là một dịp phô diễn hình thức rộn ràng mà là một dấu mốc nhìn lại quá khứ, thấu đáo với hiện tại và có định hướng sáng sủa hơn trong hành trình về tương lai.
Thấy được sự xa xỉ ở những bông pháo bắn lên trời trong chốc lát có thể đem lại những hình ảnh lộng lẫy Tết nhất nhưng sau đó là lấy mất đi cơ hội về những bữa cơm no ấm cho người nghèo thì cũng phải thấy xa hơn rằng những dự án tổn hại đến môi trường, có thể gây nên hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống người dân khiến những cộng đồng bị nghèo hóa trong tương lai rất cần được ngăn chặn. Bên cạnh đó, sự tiết kiệm không nên dừng lại ở chuyện ngưng bắn pháo hoa mà cũng phải thấy rằng những biểu hiện lạm quyền trong đời sống công vụ cũng cần được dẹp bỏ để ngân sách, thuế dân không bị xài phung phí, vô độ…
Từ những lẽ đó, cần nhìn quyết định không bắn pháo hoa ngày Tết để hướng đến người dân nghèo đang chịu tổn hại vì thiên tai, nhân tai là một dịp để suy ngẫm những giá trị và ứng xử trong phát triển. Sự việc này vừa mang tính nhân cảm vừa mang tính biểu tượng chứ không thuần túy dừng lại ở trị giá tiền bạc cụ thể.
Nguồn: Nguyễn Vĩnh Nguyên - http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phao-hoa-va-hai-hoa-phat-trien-20170103222435732.htm
0 comments :
Post a Comment