Lê Công Định là luật sư khá nổi tiếng trước khi bị bắt và xét xử với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ham hiểu luật là vậy, nhưng thi thoảng những phát ngôn của Lê Công Định về luật pháp Việt Nam khiến mọi người không khỏi bất ngờ.
Đối tượng Nguyễn Danh Dũng |
Mấy ngày qua, dư luận đang xôn xao về việc đối tượng Nguyễn Danh Dũng bị Công an tỉnh Thanh Hóa truy tố theo điều 258 Bộ luật hình sự. Theo kết quả điều tra ban đầu, Nguyễn Danh Dũng khai nhận: Khoảng tháng 10-2015, đối tượng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn”, “quachthienan” và Blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com” để đăng tải các video clip xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Tát nước theo mưa, nhiều tổ chức, cá nhân cho rằng hành vi của Nguyễn Danh Dũng chỉ là sự cụ thể của quyền tự do ngôn luận. Lê Công Định cũng không nằm ngoài số đó. Trên facebook, hắn phát ngôn bừa bãi rằng:
Bộ luật hình sự hiện hành vẫn không tìm ra tội danh nào gọi là "bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước".
Nếu viện dẫn các điều luật 88 (về tuyên truyền chống nhà nước) và 258 (về lợi dụng quyền tự do dân chủ) để diễn giải theo hướng bao hàm cả "bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước", thì cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, nền tảng của luật hình sự Việt Nam và các nước ngày nay.
Suy diễn những điều luật ngoài phạm vi áp dụng của chúng để bắt giam công dân vô cớ và trấn áp quyền tự do ngôn luận của toàn dân có lẽ chỉ còn xảy ra ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nơi những nền pháp luật vẫn ở tình trạng sơ khai và mông muội.
Quá thất vọng với những suy đoán viễn vông của Lê Công Định. Bởi Điều 258 BLHS quy định về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” không nhằm chống lại quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân mà nó trực tiếp nghiêm trị những hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Lý lẽ bào chữa cho đối tượng Nguyễn Danh Dũng “bị oan” như Lê Công Định nêu ra chẳng mấy làm thuyết phục bởi trước đấy nhiều nhà dân chủ gạo cội cũng bị truy tố với điều luật tương tự: Anhbasam, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất…
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có tới 30,8 triệu người sử dụng Internet. Trong số đó hẳn có tới hàng triệu blogger. Nếu như những người viết blog bị bắt thì không hiểu Việt Nam có đủ nhà tù cho họ? Trên thực tế những blogger bị bắt, xét xử, cầm tù vì họ đã vi phạm quy định của pháp luật, trong đó có Điều 258 BLHS chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Nguyễn Danh Dũng.
Hắn còn quy kết rằng pháp luật Việt Nam còn sơ khai và mông muội. Xin thưa, ngay cả các quốc gia tiên tiến cũng có những điều luật tương tự như Điều 258. Ở CHLB Đức, Bộ luật hình sự Đức quy định cả “Tội phỉ báng tổng thống”, trong đó nêu: Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phát tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm. Hay như ở Mỹ, rất nhiều vụ người phỉ báng, bôi nhọ tổng thống, chính quyền đã bị xử lý. Như thế cho thấy, nơi được một số đối tượng coi là “thiên đường tự do” cũng đều có khuôn phép rất rõ và chẳng những vậy, việc xử lý trên thực tế rất nghiêm ngặt.
Thực tế đời sống chính trị trên thế giới thời gian qua cho thấy, những bất ổn về chính trị ở các quốc gia thường bắt đầu từ những hành vi “ôn hòa”, “bất bạo động”. Và thông tin trên xuyên tạc trên Internet là cách nhanh nhất để tiếp cận dư luận, tập hợp quần chúng.
Thiết nghĩ, việc xử lý đối tượng Nguyễn Danh Dũng là cần thiết, góp phần phòng ngừa các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vì vậy, những suy diễn chủ quan của Lê Công Định là không có căn cứ.
HOA ĐẤT
0 comments :
Post a Comment