Mấy hôm nay dư luận bỗng sục sôi xung quanh chuyện "127 NHÂN SĨ TRÍ THỨC GỬI BỘ CHÍNH TRỊ TRƯỚC THỀM ĐH XII THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI, CÁC ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN". Kể ra, đấy hoàn toàn là chuyện tốt, được thực hiện công khai, khác hẳn với cái trò "lén lút" và "bệnh hoạn" của đám người xưng danh yêu nước nhưng tư tưởng vốn đã vong nô, tự ti từ thuở nào. Điều này cũng rất đỗi phù hợp, đầy ắp tính thời sự khi được thực hiện ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12, một kỳ đại hội ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, đường hướng đi lên của đất nước trong 5 năm tiếp theo. Và đáng mừng hơn khi trong cái danh sách 127 nhân sỹ, trí thức đó có một số người là Đảng viên - trí thức và sự lên tiếng của họ trong trường hợp này càng cho thấy tính trách nhiệm của họ trước Đảng, trước nhà nước.
Một Đảng, một nhà nước dù có tài ba, tài tình đến đâu nếu trong và ngoài đó không có những ý kiến mang tính phản biện và góp ý thực sự chân thành, vì đại cục, vì sự phát triển. Trên nền tinh thần đó, tôi tin những người giữ vị trí trọng trách cao trong Đảng, trong Nhà nước đã vui khi tiếp nhận thư ngỏ này. Tuy nhiên, ở đây ngoài việc cảm nhận thư ngỏ được chuẩn bị tương đối vội vàng, nội dung chi xoay quanh những nội dung phản ánh trước đó (nghĩa là không sâu) thì xin được chỉ ra những điều bất cập trong thư ngỏ như để thấy rõ hơn nguyên nhân tại sao rất nhiều các nội dung thư ngỏ được gửi đến nhưng không thấy mấy nội dung có giá trị?
Thứ nhất, như đã nói ở trên, sự vội vàng trong việc chuẩn bị thư ngỏ được thể hiện rất rõ khi nội dung phản ánh chỉ xoay quanh những nội dung đã được phản ánh trước đó. Đơn cử như vấn đề kiến nghị đòi đổi tên nước, tên Đảng... khi đã rất nhiều lần làm nóng Nghị trườn ở Quốc hội. Đồng ý rằng, cái tên hay, phù hợp hay không hay, không phù hợp ảnh hưởng phần nào tới khí thế cũng như những giá trị mang tính tinh thần ở bất cứ lĩnh vực nào, tuy nhiên như Nhà văn Phạm Thành (chủ bút Bà Đầm Xòe) từng nói:
"Các ngài, đòi đổi tên nước. Tên nước (đéo) nào mà không được. Văn Lang, Âu Lạc hay Đại Ngu, Anam hay Cộng hòa… cái tên thì có làm sao?
Các ngài đòi đổi tên Đảng. Đảng Lao Động Việt Nam hay Đảng Cộng sản… thì có khác (đéo) gì nhau. Vẫn là mấy thằng thầy đó, lý luận như đó. Vẫn bình đó, rượu đó, thay tên như thay áo thì có anh hưởng (đéo) gì đến tim gan, lòng mề, óc xương nhà chúng nó. Cái tên chăng bao giờ làm nên chuyện gì cả. Chân lý xưa nay đã tổng kết: “Cái áo không làm nên thày tu” thì việc mặc áo khác cho thầy tu thì cũng không thể làm thay đổi bản chất của thày tu ấy".
Cho nên, nếu mục đích của Thư ngỏ xung quanh việc đổi tên nước, tên Đảng là vì mục tiêu phát triển thì xem chừng nó đã thất bại. Đó là chưa nói đến, hai trong nhiều vấn đề được nêu ra vốn đã có những kết luận cuối cùng (nêu trong Nghị quyết của Quốc hội vừa qua). Điều đó cũng cho thấy, ở thời điểm hiện tại những cái thứ "tên gọi làm thay đổi thời cuộc" đã trở thành một vấn đề rơi vào trạng thái cáo chung và vô nghĩa lý.
Việc nêu lại những cái vấn đề đã trở nên cũ kỹ, không thời sự của 127 nhân sĩ, trí thức vì thế không khác gì hành động "Dạy Đĩ Vén Váy” như cách nói của Nhà văn Phạm Thành.
Tuy nhiên, nếu thư ngỏ chỉ dừng lại ở những nội dung "nói hoài, nói mãi' thì chắc đã không nhận nhiều phản ứng trái chiều đến thế. Trên nền một bức thư ngỏ có chữ ký của đông đảo nhân sỹ trí thức (rất nhiều người trong đó có học hàm, học vị PGS, GS, TS...) là một việc làm đáng ghi nhận trước thềm một sự kiện lớn: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Song đã ai đó đặt ra câu hỏi rằng là tại sao không muộn hơn, sớm hơn Thư ngỏ lại ra đời đúng vào trước thềm Đại hội Đảng? Phải chăng làm gửi đúng thời điểm này thì nó sẽ lan tỏa hơn, sẽ khiến nhiều Đại biểu dự Đại hội quan tâm hơn và khi đó sức lan tỏa cũng sẽ lớn hơn rất nhiều? Riêng với người viết thì suy nghĩ về điều này hoàn toàn khác, đồng ý là Đại hội Đảng toàn quốc 05 năm 1 lần sẽ quan trọng hơn các kỳ họp trong nhiệm kỳ đó, nhưng ai dám chắc rằng với một kỳ họp có tính chất đặc biệt mà vấn đề nhân sự, đường lối chung được đặt lên trên hết thì liệu những vấn đề có tính lẻ tẻ, không quá quan trọng như thế có cơ hội được nói đến. Chính vì vậy, nếu những suy nghĩ này được viết từ rất nhiều người là trí thức, thậm chí là cây đại thụ về trí thức thì xem chừng họ hết sức ấu trĩ?
Đó là chưa nói đến một hiện tượng vốn đã trở nên không thể quen thuộc hơn trước thềm các kỳ bầu cử: gửi thư ngỏ để chống phá. Vậy nên, nếu mục tiêu để thư ngỏ lan tỏa sâu rộng không được tính tới trong suy nghĩ của 127 vị nhân sỹ, trí thức thì hoàn toàn có thể nghĩ rằng, họ đang làm cái việc mà đám 'dân chủ cuội' vẫn hay làm trước các thời điểm chính trị nhạy cảm!
Và nếu đúng là 127 người kia đang "đục nước béo cò", nhân danh 'Thư ngỏ" thì xin thưa rằng các vị đã hoàn toàn thua cuộc bởi nói như một nhà "dân chủ' đang ở vào thời khắc "chuyến tàu cuối" có tuổi tại Việt Nam thì "Xét về bản chất thì huyết thư này không hơn không kém một lớp mạ kền sơn phết cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đương tại vị. Nhờ có huyết thư này mà mấy ông chóp bu đảng cộng sản Việt Nam mới có tư thế để nói với thế giới rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam tôi làm gì có độc tài. Toàn dân, đặc biệt là toàn nhân sĩ trí thức ưu tú, hàng đầu của đất nước vẫn nhiệt thành, mạnh mẽ, đàng hoàng tham gia góp ý cho chúng tôi đấy chứ". Nói rằng 'hiệu ứng ngược" trong tình huống này là vì thế.
Thứ hai, trong danh sách 127 nhân sỹ, trí thức đồng ký tên xuất hiện rất nhiều người mà trước chức danh, vị trí côn g tác được gắn với chữ 'NGUYÊN", nghĩa là trên danh chính, ngôn thuận họ đã trở thành những cựu cán bộ nhà nước hoặc địa vị công tác họ đã từng có. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng khóa Ba, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, Hà Nội, Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM; Hoàng Tụy, GS, Hà Nội; Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội; Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội; Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Quảng Nam – Đà Nẵng, Đà Nẵng; Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM; Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM; Trần Bang, cựu chiến binh, kỹ sư, TP HCM; Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Tp Hồ Chí Minh, TP HCM; Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội; Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học Tại chức Hải Phòng, Hà Nội; Bùi Văn Bồng, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà báo, nguyên Trưởng ban Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực miền Tây Nam bộ, Cần Thơ.... Rất hiếm có thể tìm thấy một người đương chức như Phạm Minh Châu, GSTS Đại học Paris 7 và Đại học Khoa học & Công nghệ Pháp Việt USTH, Hà Nội; Minh Đường, TS, Giám đốc Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu SENA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội... Phải chăng đấy thực sự là một căn bệnh của những ông quan đã nghỉ hưu tại Việt Nam? và nếu đúng như thế thì xem ra họ là những kẻ hèn, không dám làm theo những điều mình nghĩ. Nhân cách của họ vì thế không đáng được tôn trọng!
Đó là chưa kể đến trong đó có những người mà chỉ nhắc tới tên thôi cũng đã gây cho người nghe một sự thiếu thiện cảm. Có thể kể tên như Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM; Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội; Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội; Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội; Nguyễn Thanh Giang, TS, cán bộ hưu trí, Hà Nội; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội; Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP HCM; Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM; Trương Duy Nhất, nhà báo độc lập, Đà Nẵng; Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt; và nhiều người trong đó sức khỏe không còn tốt và trí tuệ không còn minh mẫn như xưa.
***
Trên đây là một vài lời xin gửi đến nhóm 127 nhân sỹ, trí thức. Các vị thực sự đáng ghi nhận ở tấm lòng nhưng thiết nghĩ tấm lòng đó sẽ sáng trong và giá trị hơn nếu như nó được thực hiện trên một nền tảng khác, một cách thức khác.
Trọng Dũng
0 comments :
Post a Comment