Thời gian "Thư ngỏ" này xuất hiện và được công bố tương đối rộng rãi (chủ yếu là các trang mạng xã hội, một số trang tin mang tính cá nhân, không được kiểm duyệt) đúng vào thời điểm "nhạy cảm": trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII. Và ở một thời điểm như thế này, theo quy luật thường thấy thì việc các "nhân sĩ" trong nhóm biên soạn "Thư ngỏ" quan tâm đến tình hình chính trị cũng là lẽ đương nhiên. Nó cho thấy, những "nhân sĩ" không chỉ đại đa số đã "nghỉ hưu" hoặc làm nghề "tự do" đang ngày đêm cùng lo lắng cho tiến trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm "tình cờ" để gửi "Thư ngỏ" có phải là một sự bình thường như bao sự bình thường khác mà người trong cuộc "tỉnh bơ" như không? Được "đầu tư" bởi những sự cố gắng để có thể che giấu ẩn ý của mình đến đâu nhưng khi đọc những nội dung trong "Thư ngỏ", từng từ ngữ ở trong đó đã nói lên phần nào ý đồ của các "nhân sĩ".
Nếu như nội dung trong "Thư ngỏ" của các "nhân sĩ, trí thức" gửi lên Đảng trước thềm Đại hội XII là để vạch ra những điểm VN chưa làm được, những gì cần làm tiếp theo, điều gì cần sửa sai, khắc phục, điều gì cần hạn chế, loại bỏ cho thời gian đã qua, hiện tại và sắp tới thì sẽ không phải bàn luận hay phản biện gì. Nhưng, khi lướt qua danh sách những "nhân sĩ", ta bắt gặp những gương mặt "thân quen" trong các bài viết sặc mùi chống phá chính trị, thường xuyên có những hoạt động chống phá chính quyền, thậm chí là vi phạm pháp luật VN như GS Tương Lai, Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Duy Nhất...Bởi "Thư ngỏ" có sự góp mặt của phần đa số là những "gương mặt thân quen" này nên những luận điệu trong "Thư ngỏ" này không cần đọc kỹ cũng dễ dàng nhận biết những "yêu sách" của chúng. Giọng điệu của những "nhân sĩ" này lại tiếp tục là những "bản tình ca" những quan điểm sai trái như đòi Đại hội Đảng sắp tới phải đổi tên Đảng, đổi tên nước, phải từ bỏ cơ sở tư tưởng của chế độ là Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.
Song song với những "yêu sách" vô lý, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân Việt Nam nói trên là thái độ phủ định những thành tựu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua. Đồng thời, bơm vá, thổi phồng một số mặt hạn chế, yếu kém trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội...tại VN và vu khống, quy kết hết tất cả mọi yếu kém đó cho ý thức hệ, cho Đảng. Nực cười hơn, những "nhân sĩ" này còn lên đồng tập thể khi lớn tiếng yêu cầu Đảng phải từ bỏ vai trò lãnh đạo, phải từ bỏ ý thức hệ?
Có những tên tuổi như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Huệ Chi, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang A...là "đoán" trước được những luận điệu trên của chúng. Những gương mặt "quen thuộc" và những luận điệu "quen thuộc" trong các hoạt động chống phá Việt Nam mà các hội, nhóm, cá nhân thù địch VN vẫn suốt ngày ra rả trên các trang mạng như Dân Làm báo, RFA, VOA Tiếng Việt... Đặc biệt, chúng lợi dụng thời điểm trước thềm Đại Hội Đảng XII, chúng đưa các "nhân sĩ" mang danh là cán bộ với chức này, quyền kia kèm theo chữ "cựu" cho hoành tráng để tăng thêm "trọng lượng". Ở đây, lại đặt thêm nghi vấn, tại sao những "nhân sĩ" này khi đang "đương chức" lại không có những "yêu sách" này mà khi trở thành "cựu" rồi mới trở ngoáy đưa ra các luận điệu trên?
Sẽ không ai có quyền ngăn cấm các vị được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, những kiến giải để đưa đất nước đi lên. Vậy nhưng, cái cách cùng thời điểm mà các vị thực hiện "trách nhiệm" của mình sẽ khó tránh khỏi những suy nghĩ không hay. Và chắc chắn có người sẽ không ngần ngại mà cho rằng dụng tâm cũng như mục đích trong việc cho ra đời "thư ngỏ" là thiếu trong sáng. Thậm chí, ở một khía cạnh tiêu cực hơn sẽ có người đánh đồng các vị với những kẻ "đục nước béo cò", xem trước thềm Đại hội Đảng như một cơ hội để diễn trò bịp bợm! Cho nên, ra "thư ngỏ" là hết sức cần thiết nhưng có vẻ như "Thư ngỏ 127" thiếu đi một sự trong sáng cần thiết để khiến những người trong cuộc chú ý và đi đến những xem xét.
Cuối cùng, xin được mượn một ý trong phần kết bài viết "BÓC MẼ LÁ THƯ CỦA "127 NHÂN SĨ TRÍ THỨC" trên Tre Làng để thay lời kết cho Entry này: "Cũng xin nói thẳng, lá thư trên chỉ đại diện cho não trạng của các vị chứ không đại diện cho nhân dân Việt Nam. Vậy nên, chớ có mang danh hay tiếm danh nhân dân để thực hiện mưu hèn kế bẩn như thế này".
Nam Cường
0 comments :
Post a Comment