THƯ YÊU CẦU GỬI HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG VII (KHÓA XII) - CHIÊU TRÒ ĐÃ CŨ

Ngay trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 7, trên mạng xuất hiện "THƯ YÊU CẦU CÔNG KHAI “BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN” của 70 người đồng ký tên được gửi đến gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa chỉ: Số 1 đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, Hà Nội. Trong đó có những cái tên tiêu biểu trong bản danh sách ký tên đó như Nguyễn Trọng Vĩnh,nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN (1960-1976), nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền VN tại TQ (1974-1987). Hà Nội; Trần Đức Nguyên, cựu Tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải. Hà Nội; Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp. HCM, thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn; Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa-giáo dục Việt Nam. Hội An, Quảng Nam; Nguyễn Khắc Mai,nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt. Hà Nội.... và nhiều cái tên khác. 



Dẫn ra điều này, tôi muốn khẳng định đây là cách mà đám nhân sỹ, trí thức này tái diễn lại vụ Thư ngỏ của 127 nhân sĩ, trí thức”, được nói là gửi Bộ Chính trị, Trung ương Đảng trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa XI) được nhận diện là trò hề để chống phá, gây nhiễu loạn thông tin...

Mặc dù câu chuyện được nói đến trong "THƯ YÊU CẦU CÔNG KHAI “BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN” không giống thư ngỏ trước đó. Mà nhân danh việc phải "Công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp" theo nội dung, tinh thần của Quyết định số 99/QĐ-TƯ về việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa ngày 3/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN ban hành - một câu chuyện cứ ngỡ như cần thiết và tất yếu. Song điều đó vẫn không khiến cho "thư yêu cầu" này bị đánh giá là "bình cũ rượu mới" so với bản thư ngỏ trước đây. 

Theo đó, Thư yêu cầu có đề cập: "Các bản kê khai tài sản này, theo QĐ.99 nói trên, sẽ phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị,v.v...để giúp người dân có cơ sở thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, tính tới nay đã hơn 7 tháng, nhưng chỉ thị trên của Ban Bí thư vẫn chưa được thực hiện. Bằng chứng là vẫn chưa có bản kê khai tài sản nào của cấp lãnh đạo được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, cổng thông tin điện tử… cả. Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn, bởi lẽ các bản kê tài sản đã có sẵn trong hồ sơ cán bộ nên việc công khai lẽ ra là rất đơn giản, chẳng hề tốn nhiều thời gian đến thế".

Sau những điều chỉ ra, Thư yêu cầu này đã bị nhận diện khi mục tiêu "đánh phá" trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: tấn công vào cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Tổng Bí thư hãy làm gương là người công khai “Bản kê tài sản” của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên". Nghĩa là những điều được chỉ là dù rất rông dài nhưng kết quả vẫn chỉ hướng đến một con người cụ thể. Riêng vấn đề này xin được nói luôn: Đồng ý rằng việc công khai tài sản trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị,v.v... sẽ để giúp người dân có cơ sở thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Song xin hỏi đã có quốc gia nào trên thế giới thực hiện điều này chưa? Hay đó cũng chỉ là câu chuyện được đưa ra và nói cho hay, huyễn hoặc và đánh lừa dư luận? 

Và mặc dù cuộc chiến chống tham nhũng đang quyết liệt và thu được nhiều kết qủa, toàn diện trên nhiều mặt nhưng thư yêu cầu vẫn nói rằng: "Việc chậm trễ thực thi Quyết định 99/QĐ-TƯ đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN, của toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước, đồng thời việc chậm trễ này rõ ràng là rào cản người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng". Tôi cho đây là điều cực kỳ trái ngược và khó hiểu. Bởi lẽ chưa bao giờ cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng cộng sản VN khởi xướng, tổ chức diễn ra sôi động, quyết liệt và hiệu quả như hiện nay. Hàng loạt quan chức cỡ Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Tư và lãnh đạo đầu ngành, đầu tỉnh và kể cả "nguyên lãnh đạo" đã bị trừng trị, xử lý thích đáng! Do đó, không có nguyên cớ gì những nhân sỹ trí thức thiếu thông tin này lại có quyền nghi ngờ về cuộc chiến này! 

Có thể việc kê khai và công khai tài sản của cán bộ cấp cao là cần thiết với cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là một biện pháp mà thôi. Nếu kê khai chỉ là hình thức và có sự che dấu thì nó cũng sẽ không làm được gì! Cuộc chiến chống tham nhũng cần nhiều hơn thế và đó là lí do thư yêu cầu trên bị nhận diện và nếu đến nơi thì cũng không được lưu tâm!

GIẾNG NƯỚC
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment