Là chủ thể bị giáo dân xứ Song Ngọc hướng đến trong cuộc tuần hành đông người vào Hà Tĩnh để khởi kiện vừa qua, tiếng nói của Formosa Hà Tĩnh sẽ có một ý nghĩa quan trọng để những ai quan tâm có thể dự đoán khả năng cũng như chiều hướng của vụ khởi kiện này!
Dựa trên điều này, hôm 15/02, BBC Việt ngữ đã có cuộc phỏng vấn đại diện Formosa Hà Tĩnh, ông Trương Phục Ninh - ông Trương Phục Ninh xung quanh sự việc xảy ra trước đó một ngày của Giáo dân xứ Song Ngọc - Giáo phạn Vinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, những ai tinh ý sẽ hiểu được ý đồ thực chất của cuộc phỏng vấn này của BBC. Theo đó, nhà đài này muốn thông qua cuộc phỏng vấn để tiếp tục tạo cớ, kích động người dân mà cụ thể là giáo dân tại Nghệ An, địa phương dù ít nhiều chịu thiệt hại từ sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra nhưng không thuộc diện được đền bù.
Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân xứ Song Ngọc kéo vào Hà Tĩnh khởi kiện hôm 14/02/2017. Nguồn: Internet |
Theo dõi nội dung phỏng vấn dễ thấy một thực tế là người đại diện của Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh đã dũ bỏ mọi trách nhiệm của công ty này đối với Việt Nam sau khi đã hoàn tất 500 triệu đô la để bồi thường. Cụ thể:
"Về số tiền và quá trình đền bù, đại diện của Formosa Hà Tĩnh bình luận, đây là mức do chính phủ Việt Nam đưa ra và phía Formosa "không biết mức độ thiệt hại là bao nhiêu", cũng như "đã đưa toàn bộ số tiền bồi thường cho chính phủ".
"Chúng tôi làm sao có thể trao tiền trực tiếp được, chúng tôi không biết mức độ thiệt hại cho họ là bao nhiêu. Chúng tôi là doanh nghiệp nước ngoài, không phải là quỹ từ thiện.
"Khi ký kết thỏa thuận [đền bù] với chính quyền, đã ghi rất rõ rằng chúng tôi được xá khỏi mọi vấn đề liên quan tới đền bù. Họ quyết định việc trả cho ngành du lịch, ngư dân, vv như thế nào. Chúng tôi làm sao quyết định được mức giá?".
Tuy nhiên, mâu thuẫn trong nội dung trả lời của ông này là ở câu nói: "Chính quyền đồng ý giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đền bù. Hiện nay, chính quyền vẫn chưa yêu cầu chúng tôi đền bù thêm," ông Ninh nói".
Với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước và xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đứng ra đại diện cho người dân chịu thiệt hại đứng ra nhận đền bù từ Formosa. Việc Chính phủ Việt Nam không yêu cầu Formosa tham gia vào quá trình đền bù là chuyện dễ hiểu. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu trong nội dung thỏa thuận đền bù giữa Việt Nam (do Chính phủ đại diện) với Formosa, 500 triệu USD có phải là con số cuối cùng thì xin thưa là chưa. Chính câu nói: "Hiện nay, chính quyền vẫn chưa yêu cầu chúng tôi đền bù thêm" của ông Trương Phục Ninh đã cho thấy rõ ràng điều đó.
Cũng như hầu hết các nhà tư bản khác, Formosa sẽ chẳng dại gì nói ra một cách hớ hênh như thế nếu như việc "đền bù thêm" không phải là một điều kiện có trong bản ghi nhớ giữa hai bên. Hay nói cách khác, việc dũ bỏ trách nhiệm của đại diện Formosa chẳng qua chỉ là trò vỗ mặt những người đi khởi kiện mà thôi.
Điều đó cũng cho thấy, không hề có chuyện Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành đã không tính toán kỹ lưỡng trước khi nhận đền bù mà đó chỉ là lần đền bù thứ nhất dựa trên những thiệt hại được ước tính sơ bộ mà thôi!
Trong nội dung phỏng vấn của mình, BBC cũng hướng lái vấn đề sang một nội dung khác khi đặt câu hỏi có hay không hiện tượng tham nhũng số tiền đền bù từ giới chức Việt Nam khi họ khước từ đề nghị cùng tham gia đền bù cho người dân từ Formosa. Tuy nhiên, đại diện của Formosa đã nói rằng: "...Tôi không có thẩm quyền để bình luận về việc liệu có xảy ra tham nhũng hay không. Tôi không tin rằng điều này sẽ xảy ra - đây là vụ việc mang tầm quốc tế, đều đã được công khai trên truyền thông."
Ngoài phỏng vấn đại diện từ Formosa, BBC Việt ngữ cũng phỏng vấn bà Thạch Triệu Hàm, trợ lý nhà lập pháp Đài Loan Ngô Côn Dụ. Trong đó bà Thạch Triệu Hàm có chia sẻ tới nội dung cuộc làm việc với Linh mục Nguyễn Đình Thục trong chuyến sang Đài Loan vừa qua: "Chúng tôi nói chuyện với một linh mục Việt Nam gần đây tới Đài Loan và ông nói ở khu vực của ông, mỗi người chỉ nhận được khoảng 0.62 xu USD, nhưng cần kiểm tra lại chi tiết này với vị linh mục ở đây".
Không hiểu Linh mục Thục lấy số liệu thống kê từ đâu để nói rằng "ở khu vực của ông, mỗi người chỉ nhận được khoảng 0.62 xu USD", trong khi ngư dân và những người chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), nơi giáo xứ Song Ngọc đóng chân chỉ là tiền hỗ trợ và không phải lấy từ nguồn kinh phí được Formosa đền bù. Thiết nghĩ, giới chức Việt Nam nên liên hệ với giới chức Đài Loan để tìm hiểu những nội dung đã được linh mục Thục công bố. Đó cũng xem là bằng chứng để xử lý trước pháp luật trong trường hợp Lm này xuyên tạc, thông tin không đúng bản chất sự việc.
A.C
0 comments :
Post a Comment